Các nhà nghiên cứu Bỉ phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước bằng... giấy

Một nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Công giáo Louvain (UCLouvain) của Bỉ đã phát triển một thiết bị xét nghiệm bằng giấy có thể phân tích được chất lượng nước.

"Cha đẻ" của thiết bị này là Grégoire Le Brun, một kỹ sư công nghệ nano và công nghệ sinh học đã dành suốt 3 năm qua để nghiên cứu và hiện thực hóa ý tưởng sử dụng que thử làm bằng giấy để kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt.

Các nhà nghiên cứu Bỉ phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước bằng... giấy
Một nhà nghiên cứu ở Bỉ đã phát triển một thiết bị xét nghiệm bằng giấy có thể phân tích được chất lượng nước - (Ảnh minh họa: pecanstreet.org)

Que thử có cơ chế hoạt động rất đơn giản: chỉ cần nhỏ vài giọt nước lên một cảm biến hoạt động giống như que thử thai hay que thử Covid-19 sẽ có ngay kết quả về chất lượng nước.

Phát biểu về sáng kiến của mình, Grégoire Le Brun - hiện đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại UCLouvain - cho biết việc phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước này nhằm 2 mục đích: vừa tìm ra giải pháp điện tử đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững, vừa mang lại tác động xã hội mạnh mẽ. 

Vì thế, để giảm thiểu chi phí sinh thái và kinh tế của cảm biến, Grégoire Le Brun chọn giấy làm vật liệu cơ bản. Giấy được sử dụng là nitrocellulose, một loại cellulose dẫn xuất có các đặc tính sinh học đặc biệt, có khả năng bắt vi khuẩn và cho kết quả hiển thị chỉ sau vài giây nhờ một phép đo điện từ.

Đáng lưu ý là thiết bị xét nghiệm của Grégoire Le Brun có độ tin cậy tương tự như các phương pháp sinh học truyền thống hoặc các thiết bị đo điện tử nhưng giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí và rất thân thiện với môi trường.

Ngoài ra trong tương lai, thiết bị không chỉ được dùng để phát hiện vi khuẩn và mầm bệnh trong nước sinh hoạt, mà còn có thể đánh giá được độ cứng của nước, độ pH và hàm lượng ion trong nước nếu như được cải tiến thêm.

Không chỉ thế, thiết bị còn tạo thuận lợi cho việc truy cập thông tin về chất lượng nước ở các khu công nghiệp hóa, vùng sâu vùng xa, hoặc thậm chí ở những nơi khó khăn nhằm giảm thiểu rủi ro sức khỏe liên quan đến chất lượng nguồn nước.

Quỹ King Baudouin của Bỉ, chuyên hỗ trợ các nghiên cứu sinh tiến sĩ trẻ tuổi, đã trao giải Ernest du Bois trị giá 20.000 euro cho công trình nghiên cứu của Grégoire Le Brun.

Dự kiến, que thử chất lượng nước bằng giấy của Grégoire Le Brun sẽ sớm được đưa vào thử nghiệm trong thực tế.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết kế máy bay

Thiết kế máy bay "2 trong 1" có tốc độ lên tới 1.127km/h

Thiết kế kết hợp hệ thống phản lực tốc độ cao với máy bay điện cất hạ cánh thẳng đứng của Valkyrie Systems Aerospace hứa hẹn đạt vận tốc cận âm.

Đăng ngày: 07/02/2022
Đồng hồ nguyên tử di động sai số một phần nghìn tỷ giây

Đồng hồ nguyên tử di động sai số một phần nghìn tỷ giây

Chính phủ Mỹ tiến hành dự án phát triển đồng hồ nguyên tử quang học di động chính xác gấp 100 lần so với đồng hồ nguyên tử vi sóng.

Đăng ngày: 04/02/2022
Công ty Nhật bắt đầu mở bán xe motor bay

Công ty Nhật bắt đầu mở bán xe motor bay

Công ty thiết kế mẫu môtô bay sử dụng hai rotor trung tâm lớn hoạt động nhờ động cơ gas Kawasaki 228 mã lực, bắt đầu nhận đơn đặt hàng.

Đăng ngày: 29/01/2022
Phát triển thành công nhiệt kế co giãn phản ứng trong 10 mili giây

Phát triển thành công nhiệt kế co giãn phản ứng trong 10 mili giây

Các nhà khoa học phát triển cảm biến nhiệt mềm dẻo, co giãn, có cấu tạo đơn giản và phản ứng rất nhanh với sự thay đổi nhiệt độ.

Đăng ngày: 28/01/2022
Nhà khoa học Trung Quốc phát triển

Nhà khoa học Trung Quốc phát triển "da điện tử" kết nối người và robot

Với tính phản hồi xúc giác được nâng cao, miếng “da điện tử” cho phép người mang điều khiển robot từ xa và trở nên “đồng cảm” với nhau.

Đăng ngày: 28/01/2022
Robot Trung Quốc trình diễn kỹ năng trượt tuyết trên núi cực đỉnh

Robot Trung Quốc trình diễn kỹ năng trượt tuyết trên núi cực đỉnh

Cuộc thi trượt tuyết không chỉ dành cho các vận động viên tài năng mà robot cũng có thể trình diễn xuất sắc môn thể thao mùa đông này.

Đăng ngày: 27/01/2022
Chất kết dính siêu chắc chịu được mức nhiệt 200 độ C

Chất kết dính siêu chắc chịu được mức nhiệt 200 độ C

Các nhà khoa học phát triển chất kết dính với độ chắc chắn cao, một cm2 có thể giữ được vật nặng 136 kg.

Đăng ngày: 27/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News