Cách người Mỹ ứng phó vòm nhiệt gây nắng nóng nguy hiểm

Để giảm bớt tác động nguy hiểm của vòm nhiệt và hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, các thành phố ở Mỹ đang tích cực trồng cây, sơn trắng vỉa hè và giảm bề mặt bê tông/xi măng.

Năm 2013, Los Angeles trở thành thành phố lớn đầu tiên thông qua quy định mọi ngôi nhà mới đều phải có mái chống nóng. Từ sau đó, thành phố dự kiến có số ngày từ 35 độ C tăng vọt vào năm 2050 đã triển khai nhiều sáng kiến hạ nhiệt khác, bao gồm sơn vỉa hè màu trắng và mở rộng Quy định xây dựng tiêu chuẩn xanh để yêu cầu mái chống nóng ở các công trình không phải nhà dân cư, theo BBC.

Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực giảm thiểu nắng nóng, người dân trong thành phố vẫn phải chịu đựng vấn đề liên quan đến nhiệt độ cao. Một nghiên cứu phát hiện số cuộc gọi cấp cứu liên quan đến nắng nóng cực hạn ở Los Angeles từ năm 2018 đến năm 2022 có mối tương quan trực tiếp với số ngày từ 32 độ C trở lên.

Hồi tháng 6, một vòm nhiệt kéo dài mang nhiệt độ nguy hiểm tới miền tây nước Mỹ. Người dân trải qua nhiệt độ lên tới 46,1 độ C ở California, Nevada, Utah và Arizona. Sóng nhiệt gần đây nhất cho thấy tầm quan trọng của việc chuẩn bị sẵn sàng ứng phó thời tiết nóng bức ở các thành phố. Khoảng 80% dân số Mỹ sống ở khu vực đô thị, nơi hiệu ứng đảo nhiệt có thể tồi tệ hơn dưới tác động của thời tiết nóng bức. Đảo nhiệt đô thị là những vùng đông dân, ít cây, nhiều bê tông và đường nhựa hấp thụ năng lượng Mặt Trời. Khi Mặt Trời lặn, vật liệu nhân tạo giải phóng nhiệt lưu trữ, khiến thành phố vẫn nóng vào buổi tối. Nhiệt độ đảo nhiệt đô thị có thể cao hơn 11 độ C so với những vùng thưa dân hơn. Trong tình hình số ngày nhiệt độ nắng nóng tiếp tục tăng lên, chính quyền các thành phố Mỹ đang áp dụng nhiều biện pháp để đối với với thời tiết oi bức.

Cách người Mỹ ứng phó vòm nhiệt gây nắng nóng nguy hiểm
Người dân giải nhiệt dưới vòi phun nước ở Houston, Texas. (Ảnh: Xinhua).

Trồng cây

Trồng cây giúp giảm nhiệt độ mặt đất và không khí thông qua cung cấp bóng mát, làm mát nhờ quá trình bay hơi và thoát hơi nước. Nghiên cứu chỉ ra những rừng cây đô thị có nhiệt độ thấp hơn trung bình 1,6 độ C so với khu đô thị không có rừng cây. Nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ đang triển khai phong trào phủ xanh. Austin, Texas, đặt mục tiêu phủ xanh 50% thành phố năm 2050. Ở Phoenix, Arizona, thành phố nóng nhất ở Mỹ, phong trào trồng cây đem đến bóng mát cho một số khu dân cư. Nhà chức trách đã duyệt đầu tư hơn 1,4 triệu USD để trồng 1.800 cây xanh trên khắp thành phố nhằm cung cấp hành lang mát mẻ.

Ở Tuscon, Arizona, hạn hán khiến việc trồng cây trở nên khó khăn hơn ở khu dân cư thu nhập thấp, nơi người dân không có tiền để trồng và chăm sóc cây trong vườn. Thành phố tiến hành chương trình hoàn tiền tới 2.000 USD để hỗ trợ người dân lắp hệ thống thu thập nước mưa dùng để tưới cây.

Cây xanh không chỉ được trồng trên mặt đất mà cả mái nhà. Năm 2017, San Francisco yêu cầu ít nhất 15% diện tích bề mặt mái nhà của các tòa nhà mới lớn hơn 1.858 m2 phải phủ pin quang điện hoặc cây xanh. Một lượng lớn tòa nhà trong thành phố đã phủ xanh mái nhà, không chỉ loại bỏ nhiệt lượng trong không khí thông qua bốc thoát hơi nước, đồng thời giảm nhiệt độ bề mặt mái. Vào ngày hè nắng nóng, nhiệt độ mái nhà phủ xanh có thể mát hơn không khí xung quanh trong khi mái nhà thông thường có thể nóng trên 40 độ C.

Sơn trắng

Một nghiên cứu gần đây phát hiện mái nhà sơn trắng giúp phản xạ 80% ánh sáng Mặt Trời và mát hơn 31 độ C vào chiều mùa hè. Đây không phải là ý tưởng mới. Các thành phố ở Bắc Phi và Nam Âu đã áp dụng trong nhiều thế kỷ. Hiện nay, giải pháp này đang được ứng dụng ở Mỹ. Thành phố New York gần đây sơn trắng hơn 930.000 m2 mái nhà, giúp giảm 30% nhiệt độ bên trong. Bang California cũng cập nhật quy định xây dựng để khuyến khích mái chống nóng.

Các nhà khoa học trên khắp thế giới phát triển nhiều loại sơn phủ làm mát cho vỉa hè, mái nhà và tường, chứa phụ gia đặc biệt để phản xạ nhiệt lượng từ Mặt Trời. Chúng có thể giúp người đi bộ cảm thấy mát hơn 1,5 độ C, đồng thời giảm hấp thụ nhiệt bề mặt, có nghĩa vào ban đêm, bề mặt sáng màu sẽ không giải phóng nhiệt lưu trữ trong ngày. Los Angeles đã thử nghiệm sơn làm mát, nhưng vấp phải một số hạn chế. Loại sơn mà thành phố sử dụng có chi phí 40.000 USD/dặm (1,6 km) và chỉ tồn tại 7 năm. Năm 2020, một nghiên cứu ở Phoenix chỉ ra bao phủ vỉa hè bằng sơn làm mát giúp hạ nhiệt độ bề mặt của đường phố. Sau đó, thành phố quyết định áp dụng chương trình vĩnh viễn.

Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch tương lai để ứng phó nắng nóng. Năm 2022, 60 tình nguyện viên đo nhiệt độ buổi sáng, buổi chiều và buổi tối ở quận Clark, bao gồm Las Vegas, trong nghiên cứu lập bản đồ nhiệt do Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ cấp kinh phí. Bản đồ tạo ra từ dữ liệu đó cho thấy nhiệt độ tăng mạnh nhất ở phía bắc và đông Las Vegas cũng như khu trung tâm, có thể nóng hơn 6 độ C so với các nơi khác trong thành phố. Quận Clark hiện nay sử dụng dữ liệu để tìm cách giảm thiểu nắng nóng, bao gồm xây trung tâm giải nhiệt công cộng và trồng cây.

Thành phố Albuquerque, New Mexico, đang kết hợp với tình nguyện viên địa phương để lập bản đồ nhiệt độ và hơi ẩm thông qua phân phát cảm biến nhiệt thiết kế đặc biệt. Người dân lái xe hoặc đạp xe quanh các tuyến vạch sẵn hai lần một ngày để ghi chép hơn 67.000 điểm nhiệt độ. Bản đồ hé lộ chênh lệch lên tới gần 9,4 độ C ở những khu vực khác nhau trong thành phố, nơi nóng nhất là khu trung tâm và khu dân cư cạnh đường cao tốc và người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là cộng đồng thu nhập thấp.

Giải pháp khác

Việc lập kế hoạch đối phó nắng nóng cực quan trọng đối với các thành phố như Las Vegas. Đây là thành phố ấm lên nhanh thứ hai ở Mỹ sau Reno, Nevada, với nhiệt độ trong tháng 6 lên tới 46,1 độ C. Các chuyên gia đã làm việc với chính quyền thành phố trong 6 năm qua để phát triển kế hoạch chống nóng vào năm 2050. Kế hoạch giảm thiểu nắng nóng bao gồm trồng các loại cây chịu hạn chi phí thấp để cung cấp bóng mát, giảm bề mặt dùng bê tông hay xi măng và thiết kế tòa nhà có mái che.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chất thải hạt nhân không còn là nỗi lo nhờ công nghệ mới

Chất thải hạt nhân không còn là nỗi lo nhờ công nghệ mới

Công nghệ mang tính cách mạng có thể thay đổi cục diện năng lượng toàn cầu không đến từ một siêu cường hạt nhân.

Đăng ngày: 14/06/2024
Cách thành phố Berlin ứng phó hạn hán và ngập lụt

Cách thành phố Berlin ứng phó hạn hán và ngập lụt

Chính quyền Berlin đang áp dụng nhiều biện pháp xây dựng để biến thủ đô nước Đức thành một thành phố xốp quản lý nước mưa hiệu quả.

Đăng ngày: 14/06/2024
Hôm nay và ngày mai cảm giác nóng ngột ngạt: Chuyên gia dự báo thời tiết chỉ rõ nguyên nhân!

Hôm nay và ngày mai cảm giác nóng ngột ngạt: Chuyên gia dự báo thời tiết chỉ rõ nguyên nhân!

Theo chuyên gia, trong hai ngày 13 và 14/6, thời tiết ở Hà Nội và các tỉnh lân cận sẽ khiến con người cảm thấy ngột ngạt, nóng nực hơn.

Đăng ngày: 13/06/2024
Các nhà nghiên cứu nỗ lực tìm cách đóng băng Bắc Cực

Các nhà nghiên cứu nỗ lực tìm cách đóng băng Bắc Cực

Chúng ta đã thấy nhiều ý tưởng độc đáo về các cách đảo ngược biến đổi khí hậu. Mới đây, các nhà nghiên cứu còn đưa ra ý tưởng đóng băng Bắc Cực.

Đăng ngày: 13/06/2024
Khu vực tạo ra động đất và sóng thần mạnh nhất thế giới

Khu vực tạo ra động đất và sóng thần mạnh nhất thế giới

Một số trận động đất và sóng thần lớn nhất thế giới có nguồn gốc từ đới hút chìm Cascadia, trải dài 1.127 km từ bắc California tới British Columbia.

Đăng ngày: 13/06/2024
Trận động đất mạnh nhất năm đổ bộ Hàn Quốc: Nhiều khu vực rung chuyển dữ dội, học sinh sơ tán khẩn cấp

Trận động đất mạnh nhất năm đổ bộ Hàn Quốc: Nhiều khu vực rung chuyển dữ dội, học sinh sơ tán khẩn cấp

Sáng ngày 12/6, Cục Khí tượng Hàn Quốc cho biết một trận động đất đã xảy ra tại nhiều khu vực.

Đăng ngày: 13/06/2024
Sẽ có nhiều dông sét hơn trong mùa Hè năm nay ở nước ta, lý do là gì?

Sẽ có nhiều dông sét hơn trong mùa Hè năm nay ở nước ta, lý do là gì?

Trong vài ngày gần đây, những cơn mưa ở miền Bắc, miền Trung thường đi kèm nhiều sấm sét, thậm chí có khi không mưa cũng vẫn có sấm.

Đăng ngày: 12/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News