Cách quan sát Nhật thực duy nhất trong thập kỷ tại Việt Nam

Người dân tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có thể quan sát trực tiếp hiện tượng nhật thực diễn ra vào cuối tuần này. Đây là lần nhật thực duy nhất quan sát được trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong vòng 11 năm tới.   

Vào cuối tuần này, người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chứng kiến hiện tượng nhật thực một phần. Đây là hiện tượng xảy ra khi quan sát từ Trái đất vào thời điểm Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này, Mặt Trăng sẽ che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. 

Lần nhật thực này sẽ diễn ra với hình khuyên, theo tỷ lệ từ 27 - 29% tùy từng địa điểm. Thời điểm diễn ra nhật thực một phần là khoảng hơn 1h chiều. Toàn bộ quá trình nhật thực một phần sẽ kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ. 

Cách quan sát Nhật thực duy nhất trong thập kỷ tại Việt Nam
Cuối tuần này tại Việt Nam sẽ diễn ra nhật thực hình khuyên.

Nhật thực là hiện tượng thiên nhiên rất hiếm gặp. Sau lần xuất hiện này, phải đến năm 2031, các tỉnh phía bắc mới có thể chứng kiến nhật thực một lần nữa ở quy mô lớn. Trong khi đó, tại các tỉnh phía nam, người dân sẽ có cơ hội chứng kiến 3 lần nhật thực nữa trong khoảng 10 năm tới đây. 

So với các hiện tượng thiên văn khác, việc quan sát nhật thực khá đơn giản do không cần phải dùng đến kính thiên văn. Người quan sát chỉ cần một tầm nhìn đủ lớn và bầu trời quang mây để có thể nhìn thấy Mặt Trời. 

Trong quá trình diễn ra nhật thực, bức xạ từ ánh sáng Mặt Trời có thể tác động xấu tới mắt do thời gian quan sát lâu hơn bình thường. Do vậy, người xem không nên quan sát Mặt Trời bằng mắt thường trong thời điểm diễn ra nhật thực. 

Người dân cũng không nên sử dụng các thiết bị viễn vọng như kính thiên văn, ống nhòm để quan sát trực tiếp Mặt trời bởi chúng có thể làm tăng đáng kể cường độ bức xạ tiếp xúc với mắt.

Cách quan sát Nhật thực duy nhất trong thập kỷ tại Việt Nam
Người quan sát nhật thực không nên nhìn trực tiếp lên Mặt Trời mà cần sử dụng một chiếc kính chuyên dụng (solar glasses).

Khi quan sát nhật thực, người xem cần chuẩn bị một chiếc kính lọc ánh sáng dành cho mắt hoặc một lớp kính lọc chuyên dụng (sun filter) nếu quan sát bằng kính thiên văn. Sun filter phải là dụng cụ được chế tạo riêng, người dùng không nên tự chế bộ lọc này bởi chất lượng sẽ không thể đảm bảo. 

Những chiếc kính lọc được thiết kế riêng để quan sát trực tiếp nhật thực gọi là solar glasses. Chúng thường có gọng bằng bìa cứng và được bán với giá từ 10.000 - 20.000 đồng. Chỉ cần tìm kiếm với cụm từ “kính xem nhật thực” là đã có thể dễ dàng mua được những chiếc kính này trên mạng. 

Tuy vậy, người dùng cần phải hỏi rõ nguồn gốc kính của nơi bán, tránh xa những chiếc kính tự chế bởi nó có thể không đảm bảo độ an toàn. Khi mua kính, bạn cũng cần kiểm tra xem kính có bị hở sáng hay không bằng việc giơ kính lên nguồn ánh sáng mạnh. 

Cách quan sát Nhật thực duy nhất trong thập kỷ tại Việt Nam
Ngoài việc quan sát trực tiếp, người xem cũng có thể quan sát gián tiếp nhật thực bằng cách chiếu ảnh của Mặt Trời lên một tờ giấy trắng.

Những chiếc kính này không có tác dụng thay thế lớp kính lọc chuyên dụng (sun filter) cho kính thiên văn. Trong quá trình quan sát, người dùng cần giữ kính ở sát mắt để tránh những tia sáng từ Mặt Trời trực tiếp chiếu thẳng vào mắt mình. 

Người xem cũng có thể quan sát nhật thực theo hình thức gián tiếp bằng cách đặt một tấm bìa có lỗ nhỏ trước ống nhòm, kính thiên văn (hoặc tự chế một chiếc hộp bằng bìa carton), sau đó chiếu ảnh của Mặt Trời lên một tờ giấy trắng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xoáy nước giữa đại dương nhìn từ vũ trụ

Xoáy nước giữa đại dương nhìn từ vũ trụ

Phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ghi lại hiện tượng độc đáo khi bay qua Nam Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 17/06/2020
Robot NASA chụp ảnh Trái đất và sao Kim từ sao Hỏa

Robot NASA chụp ảnh Trái đất và sao Kim từ sao Hỏa

Bụi dày đặc trong khí quyển sao Hỏa khiến Trái Đất và sao Kim trông như những chấm nhỏ trong ảnh chụp bằng camera của robot Curiosity.

Đăng ngày: 17/06/2020
Trạm vũ trụ quốc tế ISS sẽ có nhà vệ sinh mới

Trạm vũ trụ quốc tế ISS sẽ có nhà vệ sinh mới

Đây là thành tích mới của ngành thám hiểm vũ trụ khi có thể tái sử dụng được nước thải và ngăn không cho vi khuẩn lây lan ngoài vũ trụ.

Đăng ngày: 17/06/2020
Sự thật về bức ảnh

Sự thật về bức ảnh "xương người" ở bề mặt Hỏa Tinh

Bức ảnh này đã xuất hiện vài năm trước, nhưng bất ngờ được chia sẻ rộng rãi trong thời gian gần đây.

Đăng ngày: 17/06/2020
Bí ẩn về dải sáng xanh trên sao Hỏa

Bí ẩn về dải sáng xanh trên sao Hỏa

Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) lần đầu tiên quan sát thấy dải sáng màu xanh lá cây trên bầu khí quyển sao Hỏa.

Đăng ngày: 16/06/2020
Ảnh chụp trạm ISS bay ngang qua Mặt trời

Ảnh chụp trạm ISS bay ngang qua Mặt trời

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư tìm hiểu thông tin đường bay của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) rồi dùng máy ảnh thường để ghi lại khoảnh khắc độc đáo.

Đăng ngày: 16/06/2020
Phát hiện tiểu hành tinh “bạo lực” nhất trong lịch sử Hệ Mặt trời

Phát hiện tiểu hành tinh “bạo lực” nhất trong lịch sử Hệ Mặt trời

Một tiểu hành tinh khổng lồ có kích thước bằng 1/7 kích thước của Mặt trăng đã khiến các nhà thiên văn học ngạc nhiên với lịch sử đặc biệt của nó.

Đăng ngày: 16/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News