Cận cảnh bề mặt "lồi lõm" của Mặt trăng được chụp bởi tàu vũ trụ Orion

Những hình ảnh ngoạn mục của Mặt trăng hiện lên khi được chụp bởi tàu vũ trụ ở khoảng cách 130km.

Trong hình ảnh được Space đăng tải ngày 24/11, Mặt trăng của chúng ta đã hiện lên đầy ngoạn mục, với đặc điểm không thể nhầm lẫn là bề mặt lồi lõm khi được chụp ở cự li rất gần.


Cận cảnh bề mặt "lồi lõm" của Mặt trăng được chụp bởi tàu vũ trụ Orion. (Ảnh: NASA).

Theo NASA, đây là một trong số những hình ảnh được chụp bởi camera điều hướng quang học trên tàu vũ trụ Orion vào ngày thứ 6 của sứ mệnh Mặt trăng Artemis-1.

Tại thời điểm này, tàu Orion đang chuẩn bị cho một thao tác quan trọng, sẽ đưa viên nang vào quỹ đạo tầm cao xung quanh Mặt trăng trong hôm nay (25/11).

Cụ thể, viên nang sẽ thực hiện quá trình đốt cháy một động cơ, nhằm duy trì độ cao ổn định trên quỹ đạo Mặt trăng trong khoảng 1 tuần, trước khi bắt đầu hành trình quay trở về Trái đất.

NASA cho biết những hình ảnh được chụp trong sứ mệnh Artemis sẽ khác với những gì nhân loại từng thấy trong các sứ mệnh của Apollo. Cụ thể, Artemis sẽ ưu tiên ghi lại rất nhiều sự kiện quan trọng của cả Trái đất và Mặt trăng trong hành trình.


Những vết lồi lõm trên bề mặt của Mặt trăng còn được gọi là "lỗ Mặt trăng" hay "hố Mặt trăng". Chúng hầu như được hình thành bởi va chạm với các thiên thạch, tiểu hành tinh. (Ảnh: NASA).

Trước đó, tàu Orion cũng đã chụp Trái đất khi tàu đang di chuyển cách xa chúng ta khoảng 57.000 dặm (tương đương 91.732km). Hiện lên trong bức ảnh là một Trái đất tuyệt đẹp, xen lẫn giữa các đại dương màu xanh bao la và những đám mây màu trắng đang hình thành trên đất liền.

Thông tin từ NASA cho biết, chuyến bay thử nghiệm không người lái với tàu vũ trụ Orion dự kiến sẽ kéo dài 25 ngày xung quanh Mặt trăng, rồi quay trở lại Trái đất. Sứ mệnh sẽ kết thúc vào ngày 11/12.

Những bài học từ lần phóng này sẽ được áp dụng cho sứ mệnh tiếp theo, lần lượt là Artemis-2 và Artemis-3 dự kiến được triển khai vào các năm 2024, 2025/2026 với sự góp mặt của các phi hành gia trên tàu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Bão tuyết lộn ngược tạo nên

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"

Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Đăng ngày: 17/02/2025
Cách để

Cách để "thức cả đêm" mà không mệt mỏi theo kinh nghiệm của NASA

Các phi hành gia lẫn vô số chuyên gia, kỹ sư của NASA thường xuyên phải làm việc trong điều kiện căng thẳng và đây là cách để họ vượt qua cơn buồn ngủ.

Đăng ngày: 16/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News