Tàu vũ trụ Orion tiến gần Mặt trăng, sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo

Tàu vũ trụ Orion của NASA đã vượt qua nửa tối của Mặt trăng vào rạng sáng nay, đồng thời giữ khoảng cách trong vòng bán kính 130km từ bề mặt.

Vào tối 21/11 và rạng sáng 22/11, tàu vũ trụ Orion của NASA đã tiếp cận Mặt trăng như một phần của sứ mệnh Artemis-1. Được biết trong vài ngày sắp tới, khoang tàu này sẽ bật động cơ đốt chính để di chuyển xung quanh quỹ đạo của Mặt trăng.

Ông Howard Hu, Giám đốc chương trình Orion tại NASA cho biết quá trình tiếp cận này mang một ý nghĩa đặc biệt. Một trong số đó được xem như mục đích chính của sứ mệnh, là thử nghiệm tính hiệu quả của tàu Orion trong điều kiện không trọng lực.

Từ những kinh nghiệm thu được, NASA có thể kịp thời đưa ra những điều chỉnh và sửa chữa cần thiết trước khi tiến hành sứ mệnh có sự tham gia của phi hành đoàn - mang tên Artemis-2 được thực hiện năm 2024.


Mặt trăng dưới góc nhìn từ tàu Orion khi ở khoảng cách rất gần. (Ảnh: NASA).

"Nếu như mọi thứ suôn sẻ, chúng ta sẽ chứng kiến phương tiện và các phi hành gia hạ cánh lên Mặt trăng trong tương lai gần", ông Hu cho biết trong một thông báo ngày 22/11.

Đại diện của NASA cũng cho biết Orion sẽ chính thức là tàu vũ trụ được thiết kế để chở người đầu tiên đạt được khoảng cách xa nhất từ Trái đất khi nó sẽ tiến vào quỹ đạo nghịch của Mặt trăng, thay vì chỉ chạm tới bề mặt. Kỷ lục trước đó thuộc về tàu Apollo 13 của NASA.

Theo dự kiến vào ngày 25/11 tới đây, tàu Orion sẽ khai hỏa một động cơ được thiết kế để đưa tàu vào quỹ đạo nghịch, cách bề mặt Mặt trăng khoảng 64.000km. Sau đó một động cơ khác sẽ được kích hoạt để đưa tàu trở về Trái đất an toàn.

Trước đó vào chiều ngày 18/11 (theo giờ Việt Nam), NASA đã phóng thành công tàu vũ trụ Orion thuộc sứ mệnh Artemis-1 tại trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ.

Theo Mike Sarafin, người quản lý sứ mệnh của Artemis-1, ngoại trừ một số trục trặc nhỏ không đáng lo ngại, chuyến bay của Orion nói riêng và nửa đầu của sứ mệnh Artemis-1 nói chung được đánh giá là đã diễn ra suôn sẻ.


Đường bay dự kiến của tàu vũ trụ Orion. Trong đó, màu xanh lục là giai đoạn 1 - tiếp cận Mặt trăng của tàu; còn màu xanh dương mô tả quá trình quay trở về Trái đất (Ảnh: NASA).

Do sứ mệnh sẽ kéo dài tổng cộng 26 ngày, nên NASA vẫn sẽ phải tiếp tục theo dõi sát sao những hoạt động của tàu Orion, cũng như chuẩn bị cho quá trình quay trở lại Trái đất của tàu, vốn cũng rất quan trọng.

Theo đúng lịch trình, tàu Orion sẽ trở về "nhà" vào ngày 11/12, bằng cách lao xuống bầu khí quyển Trái đất với tốc độ kinh hoàng. Hệ thống hạ cánh khẩn cấp của tàu sẽ được kích hoạt để giảm bớt tốc độ, trước khi hạ cánh xuống vùng biển ngoài khơi California, Mỹ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 18/05/2025
Bí ẩn

Bí ẩn "mặt trăng bị cháy xém" trong ảnh chụp của tàu NASA

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân cực Bắc Charon - mặt trăng của Sao Diêm Vương - nhuốm màu đỏ nâu ma quái.

Đăng ngày: 17/05/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025

"Quái vật Tiên Nữ" có thể hất bay Trái đất để lộ thứ gây rùng mình

Các nhà khoa học vừa phát hiện hơn 550 vật thể lạc loài trong Andromeda - thiên hà Tiên Nữ, thứ được dự báo có thể hất văng Trái Đất khỏi vùng sự sống trong một vụ va chạm thiên hà.

Đăng ngày: 17/05/2025
Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hình ảnh mê hoặc về một vầng trăng lưỡi liềm trá hình xuất hiện giữa ban ngày sẽ hiện ra trước mắt người dân châu Âu, Tây Á và Bắc Phi.

Đăng ngày: 16/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News