Cận cảnh loài chim cú cá quý hiếm xuất hiện ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau
Ngày 9/12, ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Vườn Quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau, cho biết con chim cú cá (còn gọi là Dù dì phương Đông) vừa xuất hiện trở lại Vườn.
Đây là một loài chim quý hiếm ở VQG Mũi Cà Mau. Hiện, qua ghi nhận ở vườn có ít nhất 4 con, gồm chim bố, mẹ và 2 chim con.
Chim cú cá xuất hiện trở lại VQG Mũi Cà Mau. (Ảnh: Lê Dũng).
Ông Dũng kể, gần 1 năm trước, ông cùng đồng nghiệp đang đi kiểm tra rừng. Trời mưa rất to có thể do dông lốc nên chim con cú cá trên tổ rơi xuống đất bùn.
"Lúc đó, tôi thấy tội nghiệp nên đem chim con về bỏ vào lồng dưỡng nuôi. Sau vài ngày, tôi phát hiện chim bố, mẹ hàng đêm đem mồi đến cho chim con ăn.
Sau khoảng 3 tuần, chim con biết bay tôi thả ra môi trường thì chim bố, mẹ đến tập bay vào rừng", ông Dũng nhớ lại khi chính mình chứng kiến sự việc.
Theo ông Dũng, sau gần 1 năm, chim con đó trở lại gần khu nhà hành chính của VQG Mũi Cà Mau, nơi ông từng nuôi dưỡng nó và chính ông vuốt ve, đút từng con cá cho chim ăn.
"Loài chim cú cá này rất thông minh, luôn sống gắn liền với nơi sinh ra và chỉ khi nào rừng bị tàn phá thì chim mới bỏ đi", ông Dũng chia sẻ.
Ông Lê Văn Dũng thông tin thêm, do đây là loài chim quý hiếm nên thời gian qua đã thu hút nhiều nhà điểu học, có người từ Hà Nội bay vào Cà Mau nhiều lần vào mùa chim sinh sản để nghiên cứu, chụp ảnh làm tư liệu.
Một số hình ảnh chim cú cá quý hiếm tại VQG Mũi Cà Mau:
Chim cú cá một loài chim quý hiếm xuất hiện ở VQG Mũi Cà Mau. (Ảnh: Lê Dũng).
Qua ghi nhận của cán bộ ở VQG Mũi Cà Mau có ít nhất 4 con (gồm chim bố, mẹ và 2 chim con). (Ảnh: Lê Dũng).
Hình ảnh chim cú cá mẹ tha mồi về cho con, được cán bộ VQG Mũi Cà Mau chụp ảnh lại. (Ảnh: Lê Dũng).
Trông vẻ mặt chim cú cá rất hung dữ. (Ảnh: Lê Dũng).
Chim cú cá có móng chân sắc nhọn. (Ảnh: Lê Dũng).

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?
Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.
