Tiếng khóc ai oán thấu trời xanh của voi mẹ giữa đêm khuya và câu chuyện đầy cảm động sau đó

Con người và các loài động vật từ thời xa xưa đã có thể chung sống hòa bình cùng với nhau. Trải qua bao nhiêu năm tháng, điều này vẫn sẽ mãi không bao giờ thay đổi.

Voi châu Á là người anh em có phần nhỏ bé hơn so với loài voi châu Phi (Loxodonta africana) được mọi người biết đến nhờ trí thông minh và tính cách mang nhiều điểm đặc trưng của chúng.

Điều này được phản ánh bởi cấu trúc não với phần tân vỏ não lớn và rất phức tạp giống của con người, vượn và một số loài cá heo. Voi châu Á có thể xử lý thông tin tốt, quá trình nhận thức phức tạp hơn cả với những con khỉ có quan hệ gần gũi nhất với con người.Nhiều lần người ta quan sát được voi châu Á di chuyển đến các khu vực an toàn hơn trong thời gian thiên tai, chẳng hạn như sóng thần hoặc động đất.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh, những con voi châu Á thường an ủi nhau khi đau khổ. Những con voi trong nghiên cứu sử dụng cả tiếp xúc thể xác và âm thanh cũng như các cử chỉ thoải mái, chạm vào cơ thể nhau và phát tiếng chiếp chiếp nhỏ. Nghiên cứu kết luận hành vi này được "phân loại tốt nhất với những phản ứng tương tự an ủi bởi loài vượn, có thể dựa vào sự tiến hóa hội tụ của khả năng đồng cảm".

Điều này cũng phần nào giải thích tại sao những chú voi con trong đàn luôn được bố, mẹ và những thành viên khác trong đàn bảo vệ một cách quá mức. Thậm chí, bố, mẹ voi sẵn sàng làm bất cứ mọi điều để đảm bảo sự an toàn cao nhất cho con của chúng.

Mới đây, một sự kiện xảy ra đã khiến người dân ở khu làng càng thêm cảm phục trước tình cảm của những con voi trong đàn dành cho nhau.

Buổi tối hôm đó, khung cảnh bình yên hàng ngày trong khu làng bỗng nhiên bị phá nát bởi những tiếng kêu thảm thiết đến từ bãi đất hoang. Điều này đã khiến người dân nhốn nháo và ngay sau đó một nhóm những thanh niên đã kéo đến để xem xét điều gì đang xảy ra.

Thì ra, một chú voi bé nhỏ, chắc khoảng độ vài tháng tuổi đang bị mắc kẹt dưới hố bê tông. Mẹ của nó, sau quãng thời gian dài tìm kiếm cuối cùng đã phát hiện ra đứa con đi lạc. Cơ thể cồng kềnh cộng với việc chiếc hố quá nhỏ đã khiến con vật không thể nào tự cứu được đứa con của mình. Mọi việc dần trở nên tồi tệ hơn khi mà voi mẹ bị điện giật đến nỗi bị ngất đi do chạm phải hàng rào điện.

Trước tình cảnh đau lòng đó, người dân đã kịp thời tắt điện và dìu con voi dậy. Chỉ sau giây phút đó, con voi mới dẫn mọi người đến nơi voi con bị mắc kẹt với hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ con người.

Tiếng khóc ai oán thấu trời xanh của voi mẹ giữa đêm khuya và câu chuyện đầy cảm động sau đó
Hình ảnh chú voi con bị mắc kẹt dưới hố bê tông.

Tình trạng của voi con cũng không hề khá khẩm hơn. Do bị mắc kẹt đã lâu nên nó đã tỏ ra vô cùng sợ hãi và kiệt sức. Lúc này, bài toán của đội cứu hộ được đặt ra là phải đào đất xung quanh thật nhanh nhưng cũng phải hết sức cẩn thận để tránh gây thương tổn cho voi con.

Nhờ vào sự đồng lòng và quyết tâm, đội ngũ giải cứu đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ. Voi con sau một hồi ngơ ngác đã sà vào lòng mẹ trong niềm hân hoan và sự xúc động của tất cả những người chứng kiến.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện sinh vật đầu tiên trên thế giới có khả năng tự sản xuất kháng sinh

Phát hiện sinh vật đầu tiên trên thế giới có khả năng tự sản xuất kháng sinh

Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc phát hiện ra loài ngao cứng châu Á (Meretrix petechialis) có thể tạo ra Erythromycin – một loại kháng sinh phổ biến được dùng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp

Đăng ngày: 07/12/2022
Nhờ cấy gene não người, chuột học nhanh và ghi nhớ lâu hơn

Nhờ cấy gene não người, chuột học nhanh và ghi nhớ lâu hơn

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết sau khi cấy gene não người cho chuột thí nghiệm, chúng đã được cải thiện rõ khả năng học tập và ghi nhớ.

Đăng ngày: 07/12/2022
Khám phá kỹ thuật mở rộng âm vực của loài dơi

Khám phá kỹ thuật mở rộng âm vực của loài dơi

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Nam Đan Mạch đã điều tra các kỹ thuật tạo tiếng ồn của dơi Daubenton.

Đăng ngày: 07/12/2022
Rắn nước sọc phương nam chật vật nuốt chửng lươn Mỹ

Rắn nước sọc phương nam chật vật nuốt chửng lươn Mỹ

Con rắn nước sọc phương nam chậm rãi nuốt chửng lươn Mỹ trơn trượt dù con mồi nhiều lần giãy giụa tìm cách thoát thân.

Đăng ngày: 07/12/2022
Mải mê đánh chén, báo săn suýt làm mồi ngon cho sư tử

Mải mê đánh chén, báo săn suýt làm mồi ngon cho sư tử

Con báo săn nhận bài học nhớ đời và suýt bỏ mạng trong giây phút mất cảnh giác.

Đăng ngày: 06/12/2022
Phát hiện xác 700 con hải cẩu quý hiếm bên bờ biển Nga

Phát hiện xác 700 con hải cẩu quý hiếm bên bờ biển Nga

Các quan chức địa phương ngày 4/12 cho biết đã phát hiện khoảng 700 con hải cẩu thuộc loài có tên trong sách đỏ đã chết ở bờ biển Caspi khu vực thuộc Nga.

Đăng ngày: 06/12/2022
Rùa Jonathan trở thành động vật sống lâu nhất trên cạn, 190 tuổi vẫn giao phối tốt

Rùa Jonathan trở thành động vật sống lâu nhất trên cạn, 190 tuổi vẫn giao phối tốt

Hiện nay, ở tuổi 190, Jonathan dài 122cm, giữ nguyên kích thước khi nó tới đảo. Nó thuộc loài rùa khổng lồ Seychelles, trưởng thành đầy đủ khi 50 tuổi.

Đăng ngày: 05/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News