Cần chuẩn bị gì khi bạn phải nội soi?
Bạn sẽ bị đau, khó chịu, nôn ói khi nội soi tầm soát bệnh, do đó phải nhịn ăn trước ít nhất 6 giờ, không uống các loại nước có màu.
Bác sĩ thường chỉ định nội soi với bệnh nhân cần kiểm tra các vấn đề dạ dày, đại tràng. Người có triệu chứng đau vùng ngực hoặc thượng vị, ói, ợ hơi, cảm giác khó tiêu, sụt cân thì nên đến bệnh viện khám. Những trường hợp này có thể bác sĩ sẽ chỉ định nội soi tiêu hóa để tầm soát tình trạng viêm, loét hoặc ung thư.
Ca nội soi đường mũi. (Ảnh: Thùy An).
Theo tiến sĩ Đào Văn Long, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, khi nội soi bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu, đau, nôn ói; soi xong cảm thấy trướng bụng và khó chịu ở cổ họng. Nhiều người chưa từng nội soi lần nào nhưng "nghe nói" nên cũng có tâm lý lo sợ, thậm chí sợ nhiễm khuẩn và các bệnh truyền nhiễm do dụng cụ nội soi chưa đảm bảo vô trùng.
Ngoài phương pháp nội soi đường miệng còn có nội soi đường mũi. Ống nội soi nhỏ, đường kính 6mm, được đưa vào đường mũi để nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng, hạn chế cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Nhờ đó, bác sĩ thao tác dễ dàng và có nhiều thời gian để quan sát chính xác hơn. Phương pháp này an toàn, chỉ thực hiện trong 15 phút và ít gây kích thích hơn so nội soi đường miệng.
Nội soi bằng viên nang cũng là một phương pháp mới. Bệnh nhân nuốt một thiết bị camera có hình dạng như viên thuốc bi để quan sát được hình ảnh ở đường ruột, ruột non, ruột già, tá tràng... Phương pháp này bệnh nhân không cần gây mê và không đau. Thời gian viên nang này đi từ miệng đến hậu môn mất 8-10 tiếng đồng hồ. Trong khi ấy bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường và làm các việc nhẹ nhàng. Viên nang được đào thải ra ngoài qua phân. Chi phí để nội soi bằng viên nang cao hơn so với nội soi thông thường.
Bệnh nhân còn có thể nội soi gây mê. Đây là phương pháp phổ biến để thăm khám và phát hiện các dấu hiệu tổn thương dạ dày như viêm, loét, nhiễm trùng, chảy máu, ung thư. Thời gian nội soi nhanh 3-5 phút. Bệnh nhân không cảm thấy khó chịu, không đau, không buồn nôn như nội soi thông thường qua đường miệng hay đường mũi.
Chuẩn bị trước khi nội soi dạ dày
Trước khi soi:
- Toàn bộ dạ dày phải sạch, không có thức ăn. Bệnh nhân cần phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi nội soi.
- Không uống những loại nước có màu: coca, cà phê, nước cam, sữa...
- Tuyệt đối tuân theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ.
Sau khi soi:
- Soi xong nếu bệnh nhân không có biểu hiện bất thường có thể đi về ngay.
- Không ăn uống bất kỳ thứ gì trong vòng một giờ sau nội soi hoặc trước khi có đánh giá của bác sĩ.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?
