Căn hầm hạt giống toàn cầu của loài người đối mặt với nguy cơ tiêu tan

Sự nóng lên toàn cầu ở Bắc Cực đang diễn ra nhanh gấp đôi so với phần còn lại của hành tinh đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hầm hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault (SGSV).

Cụ thể, khu vực quần đảo Svalbard của Na-Uy gần khu vực băng giá vĩnh cửu tại Bắc Cực đã ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất từ ​​trước đến nay.

Căn hầm hạt giống toàn cầu của loài người đối mặt với nguy cơ tiêu tan
Căn hầm hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault (SGSV).

Svalbard đã được ghi nhận đạt ngưỡng nhiệt độ lên đến 21,2 độ C vào buổi chiều, ngay dưới mức nhiệt độ cao kỷ lục 21,3 độ C được ghi nhận vào năm 1979.

Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn nữa là vào cuối buổi chiều, vào khoảng 6:00 tối giờ địa phương, các nhà khoa học đã ghi được 21,7 độ C, lập kỷ lục mọi thời đại mới. Đợt nóng này là một đợt tăng nhiệt độ lớn vào tháng 7, tháng nóng nhất ở Bắc Cực.

Trước đó, Svalbard thường thấy ở mức nhiệt độ 5-8 độ C vào thời điểm này trong năm. Tuy nhiên, khu vực này đã chứng kiến ​​nhiệt độ tăng thêm 5 độ C so với bình thường kể từ tháng 1, đạt đỉnh 38 độ C ở Siberia vào giữa tháng 7 ở Bắc Cực.

Theo một báo cáo mới nhất thì nhiệt độ trung bình Svalbard trong khoảng từ năm 2070 đến 2100 sẽ tăng 7-10 độ C do mức phát thải khí nhà kính.

Những thay đổi đã được nhìn thấy, từ năm 1971 đến 2017, đã tăng từ 3 - 5 độ C, tăng lớn nhất trong mùa đông.

Căn hầm hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault (SGSV) được biết đến là nơi bảo vệ và dự trữ các loài thực vật quan trọng nhất nếu ngày tận thế xảy ra với loài người. Toàn bộ gần 2,2 triệu loại ngũ cốc được trữ ở nhiệt độ -18°C.

Svalbard Global Seed Vault (SGSV) gần như không chịu ảnh hưởng từ thảm họa thiên nhiên, thậm chí nếu có thì nó cũng có thể chống chọi lại những thảm họa ở cấp độ lớn.

Tuy nhiên, với mức nhiệt độ tăng như hiện tại thì các nhà khoa học rất lo ngại không biết điều gì sẽ xảy ra khi gần nhất là vào năm 2016, căn hầm tận thế Svalbard Global Seed Vault cũng đã từng bị ngập vì băng tan và cần đến 23,3 triệu USD để khắc phục.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ

Nói đến Hà Lan, người ta thường nghĩ đến bản lĩnh và quyết tâm của người dân nơi đây trong việc chế ngự các thảm kịch do bão lũ và nước biển dâng.

Đăng ngày: 29/07/2020
Mạng lưới đường hầm tỷ đô bảo vệ Hong Kong khỏi ngập lụt

Mạng lưới đường hầm tỷ đô bảo vệ Hong Kong khỏi ngập lụt

Nhờ xây đường hầm thoát nước dưới lòng đất, Hong Kong đã giảm đáng kể thiệt hại về người và của do mùa mưa bão hàng năm gây ra.

Đăng ngày: 28/07/2020
Bên trong cơ sở đông lạnh cơ thể người chờ ngày hồi sinh lớn nhất thế giới

Bên trong cơ sở đông lạnh cơ thể người chờ ngày hồi sinh lớn nhất thế giới

Những buồng làm bằng thép, bên trong chứa đầy nitơ lỏng tại một cơ sở đông lạnh cơ thể người ở Mỹ hiện nay lưu giữ tới hơn 170 người, với hi vọng một ngày kia có thể hồi sinh.

Đăng ngày: 26/07/2020
Kế hoạch táo bạo rút cạn Địa Trung Hải, sáp nhập châu Âu - châu Phi

Kế hoạch táo bạo rút cạn Địa Trung Hải, sáp nhập châu Âu - châu Phi

Kiến trúc sư Herman Sörgel đã đề xuất xây dựng một hệ thống đập thủy điện nhằm rút cạn nước Địa Trung Hải để sáp nhập châu Âu với châu Phi.

Đăng ngày: 17/07/2020
Thổ Nhĩ Kỳ: Đập thủy điện tỉ USD nuốt chửng

Thổ Nhĩ Kỳ: Đập thủy điện tỉ USD nuốt chửng "kho báu" quốc gia

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang quyết tâm đưa đập thủy điện Ilisu đi vào hoạt động toàn diện, tạo ra lượng điện lên tới 1.200MW, nhưng các nhà khảo cổ nói con đập sẽ nhấn chìm cả một kho báu quốc gia.

Đăng ngày: 14/07/2020
Tòa nhà mang tính biểu tượng của NASA đã 55 năm tuổi, và sứ mệnh của nó mới chỉ bắt đầu

Tòa nhà mang tính biểu tượng của NASA đã 55 năm tuổi, và sứ mệnh của nó mới chỉ bắt đầu

Trung tâm Không gian Kennedy của NASA đã có tuổi đời gần 6 thập kỷ - nó được chính thức hình thành vào ngày 1/7/1962 với tư cách một thực thể riêng biệt với Trung tâm Du hành Không gian Marshall ở Alabama.

Đăng ngày: 10/07/2020
Có gì bên trong con đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới?

Có gì bên trong con đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới?

Bắt đầu xây dựng từ năm 1994 và hoàn thành vào năm 2012, đập Tam Hiệp mang lại nhiều lợi ích kinh tế những cũng nhận nhiều chỉ trích về tác động cho môi trường xung quanh.

Đăng ngày: 06/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News