Cảnh báo thời tiết cực đoan dịp Tết: Không khí lạnh tăng cường, nguy cơ xảy ra giông lốc, nền nhiệt xuống thấp

Theo thông tin từ TTKTTV Quốc gia, từ ngày 26/1 (24 tháng Chạp) một vùng áp thấp sẽ đi vào biển Đông cùng với đó là một đợt không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh nước ta những ngày cận kề Tết Nguyên đán.

Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm 28 - 29/1 (26-27 tháng Chạp), các tỉnh miền Bắc có khả năng chịu ảnh hưởng của một đợt gió mùa Đông Bắc mạnh kết hợp với rãnh gió Tây.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa giông, trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; sau đó không khí lạnh liên tục tăng cường và bổ sung dồn dập xuống.

Từ ngày 29/01 (tức 27 tháng Chạp), Bắc Bộ và Thanh Hóa có rét đậm, rét hại và kéo dài triền miên trong những ngày Tết, vùng núi cao có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá khi nhiệt độ xuống mức rất thấp.

Cảnh báo thời tiết cực đoan dịp Tết: Không khí lạnh tăng cường, nguy cơ xảy ra giông lốc, nền nhiệt xuống thấp
Năm 2021 nước ta đón mưa đá bất thường vào ngày mồng 01 Tết.

Ngoài ra, vào khoảng ngày 26 - 27/1, một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của Philippines đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Nam Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Nhằm chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả, giảm thiểu thiệt hại, đề phòng tình huống xảy ra giông lốc, mưa đá trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, tương tự Tết Canh Tý 2020 và vùng áp thấp có khả năng vào Biển Đông, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị:

Các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh rét đậm, rét hại, băng giá, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể xảy ra trong những ngày tới.

Các tỉnh, thành phố chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, rà soát các phương án ứng phó phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương, nhất là chuẩn bị phương tiện, vật tư (vải bạt, tấm lợp các loại), lực lượng xung kích tại cơ sở sẵn sàng huy động giúp dân khắc phục hậu quả nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và đón Tết được an toàn; chủ động triển khai các biện pháp an toàn cho người, cây trồng và vật nuôi, đặc biệt là đối với vùng núi cao có khả năng nhiệt độ xuống thấp; chủ động thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch; cắm biển cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Các địa phương chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với đài truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tại cơ sở tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó với rét đậm, rét hại, mưa giông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh như: gia cố mái nhà hiện dùng vật liệu dễ bị tốc, vỡ (proximăng, ngói); che chắn bảo vệ vật dụng trong nhà, rau màu, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương để giảm thiểu thiệt hại (Tài liệu tham khảo đã được đăng tải trên website: phongchongthientai.mard.gov.vn/Pages/Tai-lieu-truyen-thong-pctt.aspx).

Trên biển, các địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang cần theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của vùng áp thấp và gió Đông Bắc; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Các đơn vị nêu trên tổ chức thường trực, theo dõi tình hình diễn biến thiên tai, thiệt hại, tổng hợp báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo (qua hệ thống tin nhắn viber số: 0828.008.558; email: [email protected]; điện thoại: 024.37335694).

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nhiệt độ xuống thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người dân cần biết cách giữ ấm và phòng, chống rét cho bản thân và gia đình.

Khi thời tiết xuống dưới 10 độ C, người già và trẻ em có khả năng mắc các bệnh lý như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, xương khớp... Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm phổi, suy hô hấp, đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mặt tối của ngành công nghiệp thời trang

Mặt tối của ngành công nghiệp thời trang "mì ăn liền"

Mỗi năm có khoảng 39.000 tấn quần áo bị thải bỏ được tập kết ở sa mạc Atacama. Để dễ hình dung, nó gần tương đương với khối lượng của 27.000 chiếc xe hạng trung, nhưng là dưới dạng vải vóc.

Đăng ngày: 25/01/2022
Núi lửa phun trào ở Tonga tương đương hàng trăm quả bom nguyên tử

Núi lửa phun trào ở Tonga tương đương hàng trăm quả bom nguyên tử

Các nhà khoa học NASA cho biết vụ phun trào núi lửa ở Tonga vào ngày 15/1 đã giải phóng sức nổ vượt xa vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima, Nhật Bản, vào năm 1945.

Đăng ngày: 25/01/2022
New York tiết lộ

New York tiết lộ "vũ khí" bí mật chống nước biển dâng cao rất hiệu quả

Thành phố New York (Mỹ) đã cho khôi phục các " rạn san hô hàu" ở 5 quận, tạo ra một hệ thống phòng thủ lũ hiệu quả đến ngạc nhiên.

Đăng ngày: 23/01/2022
Kim loại Đồng - Chìa khóa giúp cải thiện biến đổi khí hậu

Kim loại Đồng - Chìa khóa giúp cải thiện biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với phần lớn dân số thế giới.

Đăng ngày: 21/01/2022
Tuyết hiếm gặp phủ trắng sa mạc Sahara

Tuyết hiếm gặp phủ trắng sa mạc Sahara

Băng tuyết che phủ lớp cát trên sa mạc Sahara sau khi nhiệt độ tại đây giảm xuống -2 độ C dưới ảnh hưởng của khối khí lạnh áp suất cao.

Đăng ngày: 20/01/2022
Điều đáng sợ nhất trong vụ núi lửa phun trào bất thường ở Tonga

Điều đáng sợ nhất trong vụ núi lửa phun trào bất thường ở Tonga

Vụ phun trào núi lửa Tonga hôm 15/1 đã phá hủy và nhấn chìm miệng núi lửa xuống dưới mực nước biển, che khuất khỏi tầm nhìn vệ tinh.

Đăng ngày: 19/01/2022
Núi lửa dưới đáy Thái Bình Dương phun trào dữ dội, gây sóng thần ở Nhật, Mỹ và nhiều nước khác

Núi lửa dưới đáy Thái Bình Dương phun trào dữ dội, gây sóng thần ở Nhật, Mỹ và nhiều nước khác

Một ngọn núi lửa ngầm nằm dưới đáy biển ở Thái Bình Dương đã bất ngờ phun trào dữ dội và gây ra một đợt sóng thần ở Tonga, Nhật Bản, Mỹ..

Đăng ngày: 17/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News