Cảnh chưa từng thấy trên sao Hỏa trong bức ảnh NASA mất 3 tháng để chụp lại

Tàu quỹ đạo Odyssey của NASA đã ghi lại một hình ảnh độc đáo ở đường chân trời trên sao Hỏa. Đây sẽ là hình ảnh mà các phi hành gia quan sát được nếu một ngày nào đó họ đặt chân lên Hành tinh Đỏ. Bức ảnh này đã khiến các nhà khoa học mất 3 tháng để lên kế hoạch và chụp lại.

Hình ảnh này cho thấy bề mặt lồi lõm của sao Hỏa cũng như một lớp khí quyển mỏng của hành tinh phía trên đường chân trời. Tàu quỹ đạo Odyssey đã bay quanh sao Hỏa với vòng lặp không ngừng từ năm 2001, chụp lại bức ảnh bằng cách sử dụng Hệ thống Chụp ảnh Phát xạ nhiệt (THEMIS).

"Nếu các phi hành gia ở trong quỹ đạo trên sao Hỏa, đây sẽ là những gì họ nhìn thấy. Chưa có tàu vũ trụ nào có góc nhìn như vậy về sao Hỏa", Jonathon Hill, một chuyên gia thám hiểm vũ trụ tại Đại học bang Arizona cho hay.


Bức ảnh này đã khiến các nhà khoa học mất 3 tháng để lên kế hoạch và chụp lại. (Ảnh: NASA).

Tuy nhiên, màu sắc trong bức ảnh này khác với những gì các phi hành gia nhìn thấy bởi nó sử dụng bức xạ hồng ngoại. Bức ảnh được chụp ở độ cao 402km trên bề mặt sao Hỏa, tương đương với khoảng cách từ Trái đất đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Tuy nhiên, việc chụp được bức ảnh này khó khăn hơn viêc chụp bức ảnh đường chân trời Trái Đất từ ISS.

Bình thường, THEMIS được đặt hướng trực tiếp vào bề mặt sao Hỏa nên nó không thể quan sát được bất kỳ điều ngoài ngoài mặt đất phía dưới. Để công cụ này quan sát được đường chân trời, các nhà khoa học phải xoay Odyssey hơn 90 độ. Đây không phải lần đầu tiên họ xoay tàu vũ trụ trên nhưng cú xoay lần này thách thức hơn những nỗ lực họ từng thực hiện trước đó.

Xoay Odyssey rất rủi ro bởi các tấm pin năng lượng mặt trời cần thường xuyên hướng về phía Mặt trời để duy trì năng lượng và ngăn các thiết bị cảm biến không bị nóng quá. Các nhà khoa học đã phải lên kế hoạch hoàn hảo để có thể chụp bức ảnh trên một cách suôn sẻ. Họ cũng cho biết họ hài lòng với hình ảnh được Odyssey chụp nhưng muốn thực hiện lại quá trình này trong tương lai để xem liệu có thể tạo ra một bức ảnh tốt hơn hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Rủi ro sức khỏe của các chuyến đi tới sao Hỏa

Rủi ro sức khỏe của các chuyến đi tới sao Hỏa

Thách thức sức khỏe lớn nhất đối với phi hành gia là che chắn họ khỏi bức xạ vũ trụ, các hạt năng lượng cao làm hỏng tế bào và gây ung thư.

Đăng ngày: 03/04/2025
Robot NASA gửi tín hiệu lạ từ

Robot NASA gửi tín hiệu lạ từ "ốc đảo sinh vật ngoài hành tinh"

Robot NASA đang làm việc trong Jezero Crater - miệng hố Sao Hỏa khổng lồ nhiều lần xuất hiện bằng chứng về một ốc đảo sự sống - tiếp tục tìm thấy kho báu.

Đăng ngày: 03/04/2025
Sự thật khó tin về mùa đông trên sao Hỏa

Sự thật khó tin về mùa đông trên sao Hỏa

Sao Hỏa có thể trải qua nhiệt độ mùa đông thấp tới -123 độ C, có hai loại tuyết với bông tuyết hình vuông và có nhiều hình thù kỳ lạ trên bề mặt khi băng tan.

Đăng ngày: 02/04/2025
Phát hiện kinh ngạc về đại dương sự sống ngoài hành tinh 4,5 tỉ tuổi

Phát hiện kinh ngạc về đại dương sự sống ngoài hành tinh 4,5 tỉ tuổi

Những kho báu vũ trụ mà một hành tinh khác vô tình gửi đến Trái đất đã tiết lộ về một đại dương sâu ít nhất 300m, tồn tại từ 4,5 tỉ trước và ngập tràn khối xây dựng sự sống.

Đăng ngày: 24/03/2025
Chúng ta có thể bắt đầu xây dựng một thuộc địa trên sao Hỏa chỉ với 22 người!

Chúng ta có thể bắt đầu xây dựng một thuộc địa trên sao Hỏa chỉ với 22 người!

Số lượng người tối thiểu có thể còn thấp hơn nữa - nhưng điều đó chỉ có thể thành công khi những người tham gia có thể giữ được sự ổn định về mặt tinh thần.

Đăng ngày: 16/03/2025
NASA tìm 4 người sống thử trong môi trường như sao Hỏa, có trả lương

NASA tìm 4 người sống thử trong môi trường như sao Hỏa, có trả lương

Sống thử như trên sao Hỏa để sau này có theo Elon Musk định cư trên ấy cũng đỡ bỡ ngỡ.

Đăng ngày: 22/02/2025
Thực hư vật thể kỳ lạ giống mớ dây chằng chịt trên sao Hỏa

Thực hư vật thể kỳ lạ giống mớ dây chằng chịt trên sao Hỏa

Thứ kỳ lạ được tàu thám hiểm Perseverance bắt gặp trên sao Hỏa liệu có làm dấy lên giả thuyết hành tinh này từng ngập trong nước?

Đăng ngày: 19/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News