Cảnh tượng kỳ lạ: "Lửa thây ma" cháy ở nơi lạnh -50 độ C
Nhiếp ảnh gia ghi hình khói bốc lên từ ngọn lửa cháy ngầm với nhiên liệu là than bùn và methane, trong khi băng tuyết phủ kín mặt đất.
Semyon Sivtsev, nhiếp ảnh gia đến từ làng Oymyakon, Yakutia, Nga, ghi lại cảnh tượng khói bốc lên từ mặt đất đã hoàn toàn đóng băng, Interesting Engineering hôm 9/12 đưa tin. Oymyakon có mùa đông lạnh hơn bất cứ thành phố nào khác trên thế giới với nhiệt độ trung bình khoảng -50 độ C. Đây được coi là nơi lạnh nhất có người sinh sống trên Trái Đất. Kỷ lục nhiệt độ thấp nhất tại Oymyakon là - 67,7 độ C, ghi nhận vào tháng 1/1924.
Dù Oymyakon nghĩa là "nước không đóng băng" do một suối nước nóng gần đó, ngôi làng lại nằm trong khu vực đóng băng vĩnh cửu, nghĩa là nhiệt độ đất luôn dưới 0 độ C và tuyết luôn bao phủ.
Bất chấp nhiệt độ thấp, lửa than bùn hay "lửa thây ma" với nhiên liệu là than bùn và methane vẫn tiếp tục cháy dưới lòng đất. Điều này đồng nghĩa ngọn lửa ngầm có thể hồi sinh khi thời tiết khô ráo.
Bất chấp nhiệt độ thấp ở đây, lửa thây ma vẫn tiếp tục cháy dưới lòng đất.
"Tôi ghi hình khói bốc lên gần đồng cỏ liền kề làng Khara Tumul, cách Oymyakon không xa. Đó là nơi xảy ra cháy rừng vào mùa hè", Sivtsev cho biết. Cháy rừng ở huyện Tomponsky, Yakutia, bắt đầu từ tháng 5 năm nay, khiến các nhà chức trách Nga phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở đông bắc Siberia. Đám cháy thiêu rụi 18,16 triệu ha rừng năm nay và vẫn cháy dưới lòng đất trong mùa đông.
Có một trường hợp lửa thây ma cháy ở vùng Mundullakh gần đó suốt vài năm, theo Sivtsev. "Ngọn lửa sau đó bị dập tắt bởi sự kết hợp giữa tuyết tan với mưa lớn, và một chiếc hồ hình thành vào 4 năm trước. Than bùn cháy sạch và nước đã thế chỗ. Điều này cũng được hỗ trợ bởi tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy và trong vài năm gần đây, chúng tôi có những cơn mưa lớn vào mùa hè. Chỉ hè năm ngoái là tương đối khô", ông nói thêm.
Với đất giàu carbon, hình thành do thực vật chậm rãi phân hủy qua hàng nghìn năm, những đám lửa như trên có thể tạo ra tới 244 triệu tấn CO2. Các nhà khoa học cũng nhận thấy sự xuất hiện của lửa thây ma liên quan chặt chẽ đến biến đổi khí hậu. Dữ liệu cho thấy chúng xuất hiện sau những trận cháy rừng trong mùa hè nóng bức và kéo dài.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết
Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"
