Cây thông mọc bất thường sau thảm họa hạt nhân Fukushima
Các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều đặc điểm kỳ lạ ở thực vật xung quanh nhà máy Fukushima do bức xạ còn sót lại từ sự cố năm 2011.
Cây thông gần nhà máy Fukushima không mọc chồi. (Ảnh: Japan Today).
Trong nghiên cứu công bố hôm 15/1 trên tạp chí Plants, các nhà khoa học mô tả những thay đổi ở cấu trúc thực vật tại khu vực gần nơi xảy ra sự cố nóng chảy một phần ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi (FNPP) sau khi động đất kéo theo sóng thần làm hỏng hệ thống làm mát của nhà máy. Vụ động đất mạnh 9,1 độ xảy ra ở Thái Bình Dương, gây ra những cơn sóng khổng lồ phá hủy hệ thống dự phòng ở nhà máy.
Sau tai nạn, bức xạ ion hóa và vật liệu phóng xạ giải phóng vào môi trường xung quanh và tiếp xúc với thảm thực vật gần đó. Thực vật trong nghiên cứu thể hiện một số đặc điểm khác thường trong nhiều năm sau sự cố. Bức xạ ion hóa là một loại năng lượng tách electron khỏi nguyên tử và phân tử trong không khí, chất lỏng và vật chất rắn, có khả năng gây nguy hiểm cho tổ chức sống.
Để rút ra kết luận, nhóm nghiên cứu kiểm tra các vòng vân, vị trí trên thực vật nơi lá, cánh hoặc lá kim nhô ra từ điểm trung tâm. Thay vì phân nhánh như thông thường, vòng vân phát triển bất thường, thậm chí không mọc chồi như cây không tiếp xúc với bức xạ. Hơn nữa, số lượng đột biến lạ tương ứng với lượng bức xạ mà cây gặp phải.
Nhóm tác giả nghiên cứu đứng đầu là tiến sĩ Gian Marco Ludovici ở Đại học Rome Tor Vergata cho biết một đặc điểm khác thường nữa mà họ phát hiện là sự thiếu vắng chồi cây ở cây lãnh sam Nhật Bản và cây thông đỏ. Điều này xảy ra sau mùa xuân năm 2012 và đạt đỉnh vào năm 2013 nhưng lý do chính xác vẫn còn là điều bí ẩn. Nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng về việc bức xạ ion hóa từ sự cố hạt nhân có thể biến đổi cấu trúc của cây lá kim. Các nhà nghiên cứu cho biết những bất thường mà họ tìm thấy tương tự như ở cây thông Scots tại khu vực nguy hiểm trong bán kính 30 km quanh nhà máy Chernobyl sau thảm họa hạt nhân năm 1986.

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết
Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?
Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?
