Chấm nước bọt vào nốt muỗi đốt, không những không giảm ngứa, sưng mà có thể gây nhiễm trùng

Dưới con mắt của muỗi, chúng ta chính là “miếng ăn” béo bở của chúng. Muỗi sẽ dùng miệng giống như một cái châm chọc vào da của chúng ta. Khi đó, muỗi sẽ tiết nước bọt, thông qua đó để làm chậm quá trình đông máu của các mao mạch xung quanh da, giúp chúng dễ dàng hút máu con người.

Các thành phần trong nước bọt của muỗi gây ra các phản ứng dị ứng da cục bộ. Lúc này, hệ thống miễn dịch của con người tiết ra một số thành phần để loại bỏ các chất lạ gây ra phản ứng dị ứng. Trong đó, chất histamin được tiết ra chính là nguyên nhân gây ngứa.


Các thành phần trong nước bọt của muỗi gây ra các phản ứng dị ứng da cục bộ.

Vì thế, nếu muốn giảm ngứa, biện pháp đơn giản nhất là bôi thuốc kháng histamin để làm ức chế sự sản sinh và bài tiết của chất này. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng một số cách khác như dùng thuốc đông y, thuốc nội tiết tố bôi ngoài. Hay một số người sử dụng dầu cù là, đá viên… để làm giảm sự sưng ngứa.

Những cách trên nhìn từ góc độ vật lý hay hóa học đều giúp chúng ta giảm ngứa. Nhưng làm cách nào đi chăng nữa, dùng nước bọt của mình chấm vào những vết ngứa là một sự lựa chọn không đúng đắn.

Dùng nước bọt không giúp giảm ngứa, thậm chí gây nhiễm trùng

Nước bọt con người có thành phần chủ yếu là nước, hàm lượng đạt đến 99%. Ngoài ra gồm những các chất khác với hàm lượng khá ít như enzyme tiêu hóa, lysozyme, cholesterol, mucoprotein.

Xem xét theo góc độ hóa học thì những thành phần trên trong nước bọt không có tác dụng kháng histamin để giảm ngứa. Một số người cho rằng nước bọt có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn nhưng thực ra tác dụng này không đáng kể gì so với lượng vi khuẩn có sẵn trong nước bọt.

Khoang miệng của con người rất phong phú về hệ vi khuẩn, có khoảng 500 đến 1000 loại vi sinh vật sống trong đó. Khi cơ thể con người mắc một số bệnh, các virus không phải nguyên nhân gây bệnh cũng xuất hiện trong khoang miệng, thường gặp nhất là virus gây bệnh quai bị. Bên cạnh đó một số loại virus lây truyền qua đường máu chẳng hạn như virus HIV, virus herpes cũng xuất hiện trong khoang miệng.


Mỗi ml nước bọt của con người chứa khoảng 100 triệu vi khuẩn hoặc virus.

Theo thống kê, mỗi ml nước bọt của con người chứa khoảng 100 triệu vi khuẩn hoặc virus, ngay cả những loại không gây bệnh gì. Trong đợt dịch này, chắc hẳn ai cũng rõ sự nguy hiểm lây truyền virus thông qua nước bọt.

Bởi vậy, muỗi đốt gây các vết thương trên da không thể dùng nước bọt để chữa. Nếu không vết thương muỗi đốt sẽ có khả năng nhiễm nước bọt chứa đầy mầm bệnh, dẫn đến viêm da, thậm chí nhiễm trùng toàn thân. Cho nên mặc dù nước bọt có tác dụng kháng khuẩn nhất định nhưng chắc chắn bôi nước bọt lên vết muỗi đốt sẽ hại nhiều hơn lợi.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi ngoài da giúp giảm sưng, ngứa hoặc rửa bằng nước xà phòng cũng giúp ích.

Đặc biệt có một loại cây giúp giảm ngứa rõ rệt đó là lô hội (nha đam) vì nó có tính sát trùng rất tốt. Gel lô hội đã được chứng minh có đặc tính chống viêm, giúp làm lành vết thương nhỏ, làm dịu nhiễm trùng. Để lấy gel, chúng ta cắt lá lô hội và trích xuất gel, bôi gel lô hội lên vùng da bị kích ứng, để khô và thoa lại nếu cần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh

Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Đăng ngày: 20/02/2025
Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não

Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loại cá là

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ

Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Đăng ngày: 18/02/2025
Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng

Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng

ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết rằng, điều kiện khí hậu ít tác động đến bệnh bạch hầu, nguy cơ mắc vi khuẩn bạch hầu ở cả nam và nữ là như nhau.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Đăng ngày: 14/02/2025
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News