Chất làm ngọt nhân tạo độc hại đối với vi khuẩn đường tiêu hóa
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecules, các nhà nghiên cứu phát hiện ra 6 chất làm ngọt nhân tạo thông thường được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm phê duyệt và 10 chất bổ sung thể thao được tìm thấy là độc hại đối với vi khuẩn đường tiêu hóa của chuột.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Ben-Gurion của Negev ở Israel và Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore đã thử nghiệm độc tính của aspartame, sucralose, saccharine, neotame, advantame và acesulfame kali-k. Họ quan sát thấy rằng khi tiếp xúc với chỉ 1 miligam trên mililít chất ngọt nhân tạo, vi khuẩn tìm thấy trong hệ tiêu hóa trở nên độc hại.
Khi tiếp xúc với chỉ 1 miligam trên mililít chất ngọt nhân tạo, vi khuẩn tìm thấy trong hệ tiêu hóa trở nên độc hại.
Ariel Kushmaro, giáo sư ngành kỹ thuật công nghệ sinh học của BGU cho biết: "Đây là bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo ảnh hưởng xấu đến hoạt động của vi khuẩn đường ruột có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe".
Theo nghiên cứu, hệ thống vi khuẩn đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của con người, và chất tạo ngọt nhân tạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của vật chủ, chẳng hạn như gây bất dung nạp glucose. Ngoài ra, một số tác dụng của các chất ngọt mới được FDA chấp thuận, chẳng hạn như neotame, vẫn chưa được biết rõ.
Một số chất làm ngọt đã được xác định là chất gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những con chuột được cho ăn chất làm ngọt nhân tạo neotame có các mô hình trao đổi chất khác biệt so với những con không được cho ăn chất này. Thêm nữa một số gen quan trọng được tìm thấy trong ruột người cũng đã giảm. Ngoài ra, nồng độ của một số axit béo, chất béo và cholesterol cao hơn ở chuột được cho ăn neotame hơn là ở những con bình thường khác .
Bởi vì việc sử dụng rộng rãi chất làm ngọt nhân tạo trong đồ uống và thực phẩm, nhiều người tiêu thụ chúng mà không hề biết. Ngoài việc được tìm thấy là xấu cho sức khỏe, một số chất làm ngọt đã được xác định là chất gây ô nhiễm môi trường. Các nhà nghiên còn cứu lưu ý rằng chúng cũng có thể được tìm thấy trong nước uống.
Ngoài việc gây độc hại cho vi khuẩn đường tiêu hóa, chất tạo ngọt nhân tạo còn kích thích vi khuẩn gây ảnh hưởng xấu tới ruột.
Các chất tạo ngọt tổng hợp bao gồm: saccharin, sucralose và aspartama - lần đầu tiên được chứng minh có khả năng biến các vi khuẩn ruột E. coli và E. faecalis trở thành các tác nhân gây bệnh.
Các vi khuẩn này sau đó có khả năng dính vào các tế bào Caco-2 ở thành ruột, xâm chiếm và giết chết các tế bào này. Cả 3 chất làm ngọt này cũng gia tăng sự hình thành của các màng vi sinh (một lớp thuộc địa dày đặc các vi sinh vật), khiến chúng có khả năng kháng lại các phương pháp điều trị kháng sinh.
Vi khuẩn ruột trở nên hung hãn tấn công chính lớp thành ruột là một tin xấu. Các nghiên cứu trước đây cho thấy vi khuẩn E. faecalis khi đi qua thành ruột có thể gây ra một loạt các triệu chứng nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng máu (septicaemia).
“Các thay đổi này có thể khiến các vi khuẩn đường ruột xâm lấn và tấn công các cơ quan nội tạng khác, gây ra nhiễm trùng và hư hỏng các cơ quan cơ thể”.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.
