Chất phóng xạ từ thảm họa Fukushima được tìm thấy trọng rượu California

Sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011, chất phóng xạ rò rỉ vào các khu vực xung quanh khiến nguồn nước và thức ăn bị nhiễm phóng xạ. Bảy năm sau, vết tích của cuộc thảm họa lại được tìm thấy cách nửa vòng thế giới - trong rượu vang của California.

Theo Live Science, một nhóm các nhà vật lý hạt nhân của Pháp đã phân tích 18 chai rượu vang đỏ của California được sản xuất từ ​​năm 2009 trở đi và phát hiện ra rằng lượng phóng xạ trong những chai rượu ra đời sau thảm họa hạt nhân Fukushima cao hơn mức bình thường, một số cao gấp đôi ví dụ như loại rượu vang Cabernet Sauvignon. Họ đã công bố những phát hiện đó trong tạp chí trực tuyến Arxiv.


Mặc dù đã đo được mức độ gia tăng chất phóng xạ nhưng các chuyên gia nói rằng không có gì phải lo lắng.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hai phương pháp để tìm kiếm vết tích của một đồng vị phóng xạ được gọi là cesium-137. Phương pháp đầu tiên được phát triển khoảng 20 năm trước đó là đo lường phóng xạ thông qua vỏ thủy tinh, vì vậy không cần mở hay hủy chai rượu. Theo nghiên cứu, trước năm 1952, chất cesium-137 (đồng vị phóng xạ phát sinh từ các lò phản ứng hạt nhân vào giữa thế kỷ 20) không tồn tại, đó là bằng chứng cho thấy các loại rượu vang cổ xưa có chứa tạp chất.

Để phát hiện chính xác hơn, các nhà nghiên cứu đã phá hủy các loại rượu vang bằng cách đốt chúng thành "tro bụi". Và họ đã đo lượng cesium-137 trong đống tro tàn đó.

Theo tờ The New York Times, mặc dù đã đo được mức độ gia tăng chất phóng xạ nhưng các chuyên gia nói rằng không có gì phải lo lắng. Sở Y tế Công cộng California cho biết "cư dân California hiện không đối mặt với bất kỳ nguy cơ sức khỏe và an toàn nào".

Bên cạnh đó theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng chất phóng xạ từ thảm họa Fukushima nhiễm vào thức ăn và nước uống tại các quốc gia ngoài Nhật Bản là rất thấp và không đe dọa đến sức khỏe con người.

Theo Hiệp hội hạt nhân thế giới, ngay cả ở Nhật Bản- trung tâm của thảm họa, có hơn 100.000 người đã được sơ tán đến khu vực khác và đã không có trường hợp tử vong hoặc mắc bệnh bức xạ được báo cáo cho đến nay. Hơn nữa, hầu hết các chai rượu vang được sản xuất sau năm 1952 đều nhiễm một chút phóng xạ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News