Châu Âu phóng thành công vệ tinh thuộc hệ thống định vị Galileo

Tập đoàn Arianespace ngày 24/5 thông báo tên lửa đẩy Soyuz-ST của Nga đã được phóng thành công lên quỹ đạo mang theo 2 vệ tinh mới cho hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Galileo của châu Âu.

Vụ phóng được thực hiện tại sân bay vũ trụ Kourou thuộc đảo Guiana của Pháp vào sáng cùng ngày giờ địa phương (15 giờ 48 giờ Hà Nội).

Sau gần 4 giờ bay, hai vệ tinh thứ 13 và 14 đã đi vào quỹ đạo.


Tên lửa đẩy Soyuz mang theo vệ tinh Galileo 9 và 10 rời bệ phóng tại trung tâm phóng vệ tinh ở Guiana thuộc Pháp ngày 11/09/2015. (Nguồn: AFP/TTXVN).

Theo người đứng đầu Arianespace Stefan Israel, vụ phóng trên nằm trong khuôn khổ chương trình Galileo là một trong những bước đi nhằm bảo đảm sự độc lập của châu Âu trong lĩnh vực vệ tinh định vị.

Đây là lần thứ 7 vệ tinh định vị được phóng lên hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Galileo.

Dự kiến, trong năm nay, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ phóng vệ tinh tiếp theo trong hệ thống Galileo lên quỹ đạo vào tháng 11 tới, nhờ tên lửa đẩy hạng nặng Ariane-5S của châu Âu.

Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Galileo là một đối thủ cạnh tranh với hệ thống vệ tinh định vị GPS của Mỹ và GLONASS của Nga. Theo kế hoạch, hệ thống Galileo sẽ được hoàn thiện vào năm 2020.

Theo tính toán của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), hệ thống Galileo có thể đi vào hoạt động sau khi 24 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo, tuy nhiên ESA đã đặt 26 chiếc.

Dự kiến, trong thời gian tới, số vệ tinh được đưa lên hệ thống Galileo có thể là 30 chiếc.

Hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) đã chi cho chương trình Galileo hơn 5 tỷ euro, ước tính đến năm 2020, số tiền đầu tư lên đến 7 tỷ euro.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News