Châu Âu tiết lộ về Hera: Tàu vũ trụ phòng thủ Trái đất

Hera là tên gọi của tàu vũ trụ sát thủ đang được NASA phát triển dưới sự quản lý của European Space Agency (ESA). Nó sẽ được sử dụng trong cuộc thăm dò mặt trăng chết Dimorphos vào năm 2024.

Hera là sứ mệnh kết hợp với tàu vũ trụ sát thủ DART của NASA, sẽ lên đường tiến đến mặt trăng đã chết Dimorphos vào năm 2024.

Theo SciTech Daily, sứ mệnh Hera của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) như một phần trong sứ mệnh chung với NASA trong nhiệm vụ xây dựng một hệ thống phòng thủ Trái đất, chống lại những mối đe dọa từ ngoài hành tinh vốn có thể gây nên thảm họa, bao gồm cả thảm họa đại tuyệt chủng như khủng long từng hứng chịu.

Châu Âu tiết lộ về Hera: Tàu vũ trụ phòng thủ Trái đất
Tàu Hera khi tiến đến mục tiêu - (Ảnh: ESA)

Năm ngoái, tàu DART của NASA đã thực hiện phần đầu kế hoạch bằng sứ mệnh "cảm tử": Lao thẳng vào Dimorphos, một tiểu hành tinh đóng vai trò "mặt trăng" của một tiểu hành tinh lớn khác và làm chuyển hướng quỹ đạo của nó.

Đó là một bài diễn tập: Nếu có một tiểu hành tinh nào khác được tính toán sẽ lao vào Trái đất trong tương lai, thì chỉ cần một tác động nhỏ giúp chuyển hướng nó cũng đủ cứu nhân loại.

Thế nhưng vì là sứ mệnh cảm tử, các nhà khoa học mới chỉ có thể tính toán hiệu quả của DART sau sứ mệnh một cách gián tiếp. Tàu Hera sẽ thực hiện nhiệm vụ còn lại.

Tàu Hera - to cỡ một cái bàn - sẽ được trang bị hướng dẫn chi tiết, điều hướng và điều khiển tự động như một chiếc ô tô tự lái, mang theo một máy ảnh quang học cực nhạy và 2 tàu vũ trụ con CubeSats mang tên Juventas và Milani.

Nó sẽ tiếp cận Dimorphos và thả hai tàu con. Tàu Juventas CubeSats sẽ thực hiện thăm dò radar về tiểu hành tinh, mang theo trọng lực kế và gia tốc kế để đo phản ứng cơ học bề mặt và lực hấp dẫn của mặt trăng nhỏ này. Tàu Milani CubeSats sẽ chụp ảnh quang phổ cận hồng ngoại và lấy mẫu bụi tiểu hành tinh.

Châu Âu tiết lộ về Hera: Tàu vũ trụ phòng thủ Trái đất
Hera và cặp đôi tàu con CubeSats - (Ảnh: ESA).

Không chỉ điều khiển và hỗ trợ hai tàu con, tàu mẹ Hera - được đặt theo tên nữ hoàng của thế giới thần linh trong thần thoại Hy Lạp - cũng được diễn tập và xây dựng kinh nghiệp giám sát nhiều tàu vũ trụ cùng một lúc, một kỹ năng mà nhiều "hàng không mẫu hạm" phiên bản vũ trụ tương lai sẽ cần đến.

Miệng hố va chạm do tàu DART để lại trên mặt trăng này cũng sẽ được xem xét kỹ lưỡng.

"Hera sẽ được phóng vào tháng 10-2024. Để đạt được thời hạn đó chúng tôi đã làm việc chăm chỉ suốt năm ngoái để hoàn thiện và thử nghiệm các hệ thống tàu vũ trụ con; trong khi nhiệm vụ tổng thể đã thông qua đánh giá thiết kế quan trọng của hệ thống vào cuối năm 2022" - nhà khoa học Ian Carnelli, người đứng đầu sứ mệnh Hera của ESA, cho biết.

Trong năm 2023, Hera sẽ được tích hợp để tiến đến thử nghiệm môi trường trên tàu vũ trụ tại Trung tâm thử nghiệm ESTEC của ESA ở Hà Lan.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa SpaceX tạo vòng xoáy kỳ lạ trên bầu trời Hawaii

Tên lửa SpaceX tạo vòng xoáy kỳ lạ trên bầu trời Hawaii

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã thành công trong việc đưa vệ tinh định vị lên quỹ đạo và sau khi tên lửa đã hoàn thành nhiệm vụ, nó đã để lại vòng xoáy phát sáng trên bầu trời Hawaii.

Đăng ngày: 27/01/2023
Lần đầu tiên phát hiện thế giới ma 2 trong 1, một năm chỉ dài 20,5 giờ

Lần đầu tiên phát hiện thế giới ma 2 trong 1, một năm chỉ dài 20,5 giờ

Các nhà thiên văn vừa phát hiện thêm hai thế giới cực đoan hiếm thấy: Một cặp sao lùn cực lạnh, vô hình trong mắt người và siết lấy nhau rất chặt trong vũ điệu vĩnh cửu.

Đăng ngày: 26/01/2023
Những nhiệm vụ vũ trụ sẽ diễn ra trong năm nay

Những nhiệm vụ vũ trụ sẽ diễn ra trong năm nay

Năm 2023 sẽ có nhiều nghiên cứu, khám phá với những tàu vũ trụ, nhiệm vụ phóng tên lửa và các nghiên cứu về hành tinh, tiểu hành tinh trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 24/01/2023
Sao chổi mất đuôi màu xanh lá cây do bão mặt trời

Sao chổi mất đuôi màu xanh lá cây do bão mặt trời

Dưới sự ảnh hưởng của thời tiết vũ trụ, sao chổi C/2022 E3 (ZTF) xuất hiện trên bầu trời khi phần đuôi màu xanh lá cây đặc trưng gần như biến mất.

Đăng ngày: 23/01/2023
Hệ thống đẩy hạt nhân giúp bay tới sao Hỏa trong 45 ngày

Hệ thống đẩy hạt nhân giúp bay tới sao Hỏa trong 45 ngày

NASA cấp kinh phí phát triển cho ý tưởng dùng hệ thống đẩy hạt nhân để chở người tới sao Hỏa trong 45 ngày thay vì 6 - 9 tháng như hiện nay.

Đăng ngày: 22/01/2023
Thiên thạch hiếm phát lộ trên nền tuyết Nam Cực

Thiên thạch hiếm phát lộ trên nền tuyết Nam Cực

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tảng thiên thạch nặng tới 7,6kg nhô ra từ nền tuyết trắng xóa trong lúc dò tìm thiên thạch ở Nam Cực.

Đăng ngày: 22/01/2023
Sắp diễn ra trăng non gần Trái đất nhất trong 1.000 năm

Sắp diễn ra trăng non gần Trái đất nhất trong 1.000 năm

Vào khoảng 3h53 ngày 22/1 (giờ Hà Nội), trăng non sẽ đạt vị trí gần nhất của nó so với Trái đất, khoảng 356.568km. Đây là sự kiện rất đặc biệt và hiếm hoi, gọi là " Supermoon" vì trăng sẽ rất lớn trên bầu trời

Đăng ngày: 21/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News