Chế độ ăn cho người có cholesterol máu cao

Cà rốt - một loại thực phẩm có thể sử dụng hàng ngày đối với người có cholesterol máu cao

Lượng cholesterol trong khẩu phần ăn có ảnh hưởng đến mức cholesterol toàn phần trong máu. Chất béo này có nhiều trong các loại thức ăn có nguồn gốc động vật, nhất là phủ tạng như óc, gan, thận, tim, dạ dày, ruột và trứng.

Mỗi ngày, lượng cholesterol trong khẩu phần ăn nên dưới 300 mg. Bạn có thể tham khảo hàm lượng cholesterol trong một số thức ăn (số mg cholesterol trong 100 g thực phẩm):

Tên thực phẩm

Hàm lượng Cholesterol
(mg %)

Tên thực phẩm

Hàm lượng cholesterol
(mg %)

Óc lợn

2.500

270

Lòng đỏ trứng

1.790

Sôcôla

172

Trứng toàn phần

600

Tim lợn

140

Bầu dục bò

400

Thịt gà hộp

120

Bầu dục lợn

375

Sữa bột toàn phần

109

Gan gà

440

Lưỡi bò

108

Pho mát

406

Dạ dày bò

95

Gan lợn

300

Mỡ lợn

95

Với người bị cholesterol máu cao, một chế độ ăn hợp lý là: giảm chất béo động vật, tăng dầu thực vật (lượng dầu mỡ không quá 20 g/ngày), bớt ăn thịt, ăn nhiều cá và các sản phẩm đậu nành, rau quả (500-600g/ngày, chọn loại ít ngọt). Năng lượng cung cấp nên dưới 1.800 Kcalo/ngày. Nên chọn chất bột từ ngũ cốc và khoai củ, hạn chế các loại đường, mía, bánh kẹo, nước ngọt.

Các thực phẩm có thể sử dụng hằng ngày

  • Các loại rau, củ: Rau cải, rau muống, rau giền, dưa leo, dưa gang, mồng tơi, rau đay, bí xanh, bí đỏ, mướp, giá đỗ, măng, cà rốt, su hào, su su…
  • Các loại hoa quả ít ngọt: Mận, bưởi, đào, cam, quýt, lê, táo, thanh long, dưa hấu.
  • Gạo và các loại khoai củ: Khoảng 200-250 g/ngày.
  • Thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gà (bỏ da), cá ít mỡ.
  • Sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ.

Các loại thực phẩm nên hạn chế

  • Gạo, khoai, ngũ cốc khác: Tối đa 3 bát cơm/ngày.
  • Đường, các loại bánh kẹo, nước ngọt.
  • Các loại hoa quả quá ngọt: Chuối, mít, na, vải, nhãn, xoài.
    Sữa đặc có đường.
  • Trứng các loại: 1-2 quả/tuần.

Những thực phẩm cấm dùng

  • Các loại phủ tạng: Óc, tim, gan, thận, dạ dày, dồi lợn.
  • Thịt mỡ, các loại mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ.
  • Bơ, phomát, sôcôla.
  • Sữa bột toàn phần.
  • Khi chế biến thức ăn, nên tăng các món hấp luộc, hạn chế xào, rán.
Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News