Chế độ dinh dưỡng tác động đến gene thế nào?

Khi nói về nhóm máu trên phương diện nhân chủng học, ta cần phân biệt rõ ràng giữa hai cách phân loại lịch sử: theo hướng phân tử học (kiểu gene) và theo hướng dịch tễ học (dân số).

Lịch sử phân tử học là câu chuyện về kiểu gene ABO - loại gene phân định nhóm máu của một cá thể - và lịch sử này đã khá cổ xưa. Trên thực tế, lịch sử của kiểu gene ABO vượt xa cả loài người, mặc dù con người hiện đại (Homo sapiens) là giống loài duy nhất được biết đến với biểu hiện của cả bốn loại nhóm máu ABO.


Bảng xét nghiệm máu. (Ảnh: Stanford Blood Center).

Điều này không đáng ngạc nhiên bởi thành phần hóa học cấu tạo nên nhóm máu ABO không có gì đặc biệt. Chúng có thể được tìm thấy ở mọi nơi, từ động vật không xương sống đến bèo bọt nổi trên ao.

Tuy nhiên, phải kể đến một chuyện quan trọng. Các kiểu gene không phải bất biến, hơn thế, ta bắt đầu hiểu thêm rằng chúng thay đổi chức năng nhanh chóng và đáng kể hơn ta từng nghĩ. Nếu bạn thay đổi thói quen hoặc chế độ dinh dưỡng, cơ thể bạn sẽ “bật” hoặc “tắt” một số gene nhất định để thích ứng với thay đổi đó và đôi khi những thay đổi này sẽ được truyền lại cho con cháu của bạn. Đây được gọi là di truyền biểu sinh (epigeneetics: ngoại di truyền).

Chúng ta cũng không thể hiểu lầm rằng chỉ vì có cùng kiểu gene ABO với một giống loài khác, kiểu gene ABO sẽ có chức năng giống hệt nhau ở cả hai loài. Ví dụ, ở một số loài lợn, nhóm máu O có bộ lông màu đen. Rõ ràng là không phải tất cả những người có nhóm máu O đều có tóc đen. Điều này là do những loài khác nhau liên kết nhóm máu O với các loại gene khác nhau, một hiện tượng được gọi là liên kết gene. Thành ra, thay vì màu tóc, con người chúng ta lại liên kết nhiều chức năng tiêu hóa với nhóm máu ABO.

Theo lịch sử phân tử, câu chuyện hơi khác một chút. Mặc dù ta có thể nói rằng nhóm máu O có tiền sử lâu đời nhất trên phương diện dịch tễ, nhưng theo hướng phân tử học nhóm máu A lại có vẻ lâu đời nhất, vì sự đột biến gene của nhóm máu A phát sinh ra nhóm máu O và B. Các nhà di truyền học gọi đây là loại gene hoang dã hoặc gene tổ tiên.

Các thành phần cấu tạo nên ADN là bốn gốc nucleotide - adenine, cytosine, guanine, thymine còn được gọi theo chữ cái đầu tiên của chúng: A, C, G và T. Đột biến ở nhóm máu B là sự thay thế đơn giản một trong những chữ cái này của gene ABO với một nucleotide khác; các nhà di truyền học gọi đây là đa hình nucleotide đơn (single nucleotide polymorphism SNP, còn gọi là snip).

Đột biến ở nhóm máu O thú vị hơn thế. Đó là kết quả của việc mất đi hoàn toàn một chữ cái trong ADN của ABO, giống như một đoàn tàu mất đi một khiến tất cả các toa còn lại bị đẩy lên trước. Loại đột biến này được gọi là đột biến dịch chuyển khung (frame shift) và có lẽ điều kì diệu nhất là hầu hết trường hợp đột biến dịch chuyển khung trong bộ gene mà ta biết tới đều có tỷ lệ tử vong cao. Thế nên nếu bạn thuộc nhóm máu O, đột biến này đã tạo ra bạn.

Mặc dù nhóm máu A là tiền thân về mặt phân tử, nó có vẻ như đã biến mất ở loài người từ rất lâu về trước và sau đó tự “hồi sinh” vào khoảng 300.000 năm trước đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Một kiểu

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử

Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News