Chế tạo tàu lai dắt năng lượng hạt nhân để bay đến các hành tinh khác
Nga có kế hoạch chi hơn 52 triệu USD cho việc phát triển tàu lai dắt chạy bằng năng lượng hạt nhân để phục vụ các chuyến bay vũ trụ đến các hành tinh trong Hệ Mặt trời.
Thông tin này được Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) tiết lộ trong tài liệu được đăng trên trang web mua sắm công của Nga cho biết.
Theo tài liệu được công bố, dự kiến sẽ chi hơn 52 triệu USD để thực hiện một dự án sơ bộ thuộc chương trình chế tạo thử nghiệm mang tên Nuclon. Mục đích của dự án là nghiên cứu phát triển tổ hợp vận tải năng lượng dạng module hoạt động trong vũ trụ chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Trước đó, vào tháng 7, ông Dmitry Rogozin, Tổng giám đốc Roscosmos cho biết Nga đang tích cực phát triển động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân để trong tương lai đưa tàu vũ trụ hạng nặng đến các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời và xa hơn nữa.
Hiện đội ngũ chuyên gia từ các doanh nghiệp thuộc Roscosmos đang nghiên cứu dự án module vận tải năng lượng (TEM) trên cơ sở trạm điện hạt nhân lớp megawatt. Theo kế hoạch, khu phức hợp kỹ thuật để nghiên cứu chế tạo các vệ tinh TEM sẽ được xây dựng tại sân bay vũ trụ Vostochny và đi vào hoạt động vào năm 2030.
Vào tháng 1 năm 2020, trong bài thuyết trình của ông Yury Urlichich, Phó Tổng giám đốc thứ nhất của Roscosmos trình bày tại hoạt động tôn vinh Tổng công trình sư S. P. Korolev, có đề cập đến kế hoạch phóng tàu lai dắt vũ trụ hạt nhân lên quỹ đạo vào năm 2030 để bay thử nghiệm. Sau khi thử nghiệm công trình này sẽ lên kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt và vận hành thương mại.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.
