Chi 1,5 tỉ euro xây kính viễn vọng đo sóng hấp dẫn
Các nhà khoa học dự kiến lắp đặt kính viễn vọng Einstein ở khu vực giữa Liège (Bỉ), Maastricht (Hà Lan) và Aachen (Đức) để đo sóng hấp dẫn.
Ngày 18-3, các nhà khoa học, công nghiệp và chính trị gia đã thảo luận về dự án đầy tham vọng: xây dựng kính thiên văn Einstein, một trong những công cụ chính của thế kỷ XXI, để tìm hiểu thêm về sự ra đời của vũ trụ.
Kính viễn vọng Einstein tương lai dự kiến được đặt ở khu vực giữa Liège (Bỉ), Maastricht (Hà Lan) và Aachen (Đức) - (Ảnh: csl.uliege.be)
Thiết bị này trị giá khoảng 1,5 tỉ euro và có thể mất khoảng 15 năm xây dựng.
Các nhà khoa học Bỉ, Hà Lan và Đức đã thảo luận về việc lắp đặt kính thiên văn này ở khu vực giữa các địa danh Liège (Bỉ), Maastricht (Hà Lan) và Aachen (Đức).
Các chuyên gia nhận định những thách thức về công nghệ đối với việc xây dựng kính viễn vọng Einstein là rất lớn. Mục đích là thiết kế một công cụ có độ chính xác cao để đo sóng hấp dẫn. Đây là những biến thể nhỏ, những biến dạng nhỏ của không gian và thời gian, xảy ra khi các khối hút nhau, đôi khi cách xa hàng tỉ năm ánh sáng.
Để phát hiện ra chúng, không được có những rung động của con người trên bề mặt Trái đất và phải đào xuống độ sâu 200m. Do đó, cần phải có các nghiên cứu địa chất sâu rộng cũng như những loại đá làm giảm các chấn động trên mặt đất, nhưng không quá cứng để đào.
Bỉ đáp ứng các tiêu chí này nhưng vẫn phải xác định vị trí thuận lợi nhất để định vị tam giác đường hầm có chiều dài 10km mỗi cạnh. Việc xây dựng sẽ được thực hiện tại Trung tâm vũ trụ Liège.
Một trong những bộ phận thiết yếu của thiết bị là gương con lắc silicon siêu mịn. Để cải thiện tính ổn định của nó, cũng như trong không gian, cần phải làm việc trong môi trường đông lạnh, ở nhiệt độ rất thấp. Đây là chủ thể của một nguyên mẫu đầu tiên, việc chế tạo nó hiện đang bắt đầu tại vùng Sart-Tilman thuộc tỉnh Liège.
Dự án lớn của Bỉ - Đức - Hà Lan này sẽ yêu cầu tập hợp nhiều nguồn lực và không chỉ giữa các nhà khoa học, mà cần phải liên kết các công ty lớn nhỏ trong lĩnh vực cơ khí hoặc quang học tiên tiến.
Hiện dự án đang chờ đợi sự hỗ trợ từ ngân sách châu Âu.

Trung Quốc biến Thành Đô thành trung tâm siêu máy tính, đẩy mạnh kinh tế số
Ngày càng nhiều trung tâm siêu máy tính mọc lên ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, tạo nền tảng để Trung Quốc đẩy mạnh kinh tế số.

Hầm chứa chất thải hạt nhân an toàn trong 100.000 năm
Hầm Onkalo nằm ở độ sâu hơn 400 m dưới lòng đất chuyên lưu trữ chất thải có độ phóng xạ cao từ nhà máy điện hạt nhân, dự kiến hoạt động từ năm 2024.

Cung thiếu nhi Hà Nội - Di sản kiến trúc hiện đại, nơi lưu giữ "hồn nơi chốn" và ký ức tuổi trẻ Hà Nội
Cũng như Văn Miếu Quốc Tử giám hay Nhà hát lớn, Cung thiếu nhi Hà Nội là một thiết chế văn hoá quan trọng, mỗi công trình đánh dấu một thời kỳ lịch sử của Hà Nội – thời kỳ hiện đại Việt Nam.

Kim tự tháp Cestius: Công trình độc đáo thời La Mã cổ
Nhắc đến kim tự tháp, người ta thường liên tưởng tới Ai Cập cổ đại, tuy nhiên, những cấu trúc bốn mặt với đỉnh thuôn nhọn này cũng được tìm thấy trên khắp thế giới, thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau.

Đập thủy điện lớn nhất châu Phi công suất hơn 5.000MW
Thủ tướng Ethiopia, Abiy Ahmed, hôm 20/2 ấn nút kích hoạt turbine ở siêu đập GERD, đưa siêu đập thủy điện vào vận hành.

Sirindhorn – Trang trại điện mặt trời nổi lớn nhất thế giới
Trang trại điện năng lượng mặt trời nổi lớn nhất thế giới vừa đi vào vận hành tại Thái Lan, với quy mô bằng hơn trăm sân bóng đá cộng lại.
