Chiêm ngưỡng ảnh nhật thực "trăm năm có một" từ nhiều quốc gia
Sự kiện nhật thực kéo dài nhất vài thập kỷ qua vừa phủ bóng lên phần lớn Bắc và Trung Mỹ, tạo nên nhiều khoảnh khắc đặc biệt.
Theo Time and Date, phía Tây Mexico quan sát được nhật thực toàn phần ngày 8-4 (giờ Mỹ) sớm nhất vào lúc 23 giờ 38 phút 52 giây cùng ngày theo giờ Việt Nam. Trong khi đó, phía Đông Canada là nơi nhật thực toàn phần kết thúc sau cùng, vào lúc 2 giờ 55 phút 35 giây ngày 9-4 theo giờ Việt Nam.
Một chiếc máy bay "xuyên" nhật thực theo góc chụp từ TP Jonesboro, bang Arkansas - Mỹ - (Ảnh: Kendall Rust/X).
Nhật thực trên đỉnh một ngọn cờ Mỹ - (Ảnh: REUTERS).
Nhật thực được chụp tại một sân vận động ở Mỹ - (Ảnh: USA TODAY).
Dải trung tâm của nhật thực rộng khoảng 185 km, dài 16.000 km - quét qua một số địa phương của Mexico, Mỹ và Canada, mỗi nơi nhìn thấy nhật thực toàn phần khoảng trên 8 phút.
Trong khi đó một vùng rộng lớn hơn - bao trùm gần như toàn bộ Bắc, Trung và cực Bắc của Nam Mỹ - nhìn được nhật thực bán phần.
Tuy vậy, phần lớn người dân ở Bắc Mỹ - trừ Alaska - cũng như Trung Mỹ và vùng cực Bắc của lục địa Nam Mỹ nhìn thấy được nhật thực bán phần.
Một hình ảnh được ghép từ nhiều ảnh cho thấy các giai đoạn khác nhau của nhật thực - (Ảnh: John Kraus/X)
Nhật thực nhìn từ Nam Thái Bình Dương - (Ảnh: NASA).
Nhật thực ngày 8-4 được người dân Bắc Mỹ trông đợi và gọi là hiện tượng "trăm năm có một" bởi nó dài hơn thường lệ, xảy ra khi Mặt Trời đạt cực đại trong chu kỳ nên trông huyền ảo hơn, chưa kể kỳ vọng thấy "sao chổi quỷ" hiện ra cùng lúc.
Tuy nhiên, dường như các nhà quan sát đã không ghi nhận được "sao chổi quỷ' nổ tung trong nhật thực như mong đợi.
Nhật thực "treo" trên đỉnh một tòa tháp ở TP Cleveland, bang Ohio - Mỹ - (Ảnh: Gabe Wasylko/X)
Rất tiếc, người quan sát từ mọi nơi ở Việt Nam cũng như toàn bộ các khu vực khác ngoài châu Mỹ không thể quan sát được nhật thực toàn phần đặc biệt này. Tuy vậy, chúng ta hãy còn có cú bùng nổ của "sao chổi quỷ" để chờ đợi.
Một số hình ảnh khác về nhật thực toàn phần ngày 8-4 từ Reuters:
- Nhật thực toàn phần dài nhất lịch sử sắp xuất hiện
- Có thể nhìn thấy những vụ nổ cực lớn trong nhật thực toàn phần ngày 8/4
- Vì sao động vật biểu hiện khác thường khi nhật thực toàn phần?
- NASA sắp phóng 3 tên lửa "xuyên thủng" nhật thực
- Tại sao hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra ở Bắc bán cầu nhiều hơn Nam bán cầu?

Ảnh đẹp từ Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (cũng được gọi là Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt trời,...

Loạt ảnh khắc họa tướng mạo thật của các vị quan văn võ cuối triều nhà Thanh khác xa trên phim ảnh
Loạt ảnh này được chụp trong chuyến đi tuần tra của Thuần Thân vương Dịch Hoàn.

Những bức ảnh đa chủ đề đầu tiên được chụp trong lịch sử, càng xem càng thấy ngưỡng mộ sự phát triển của nhân loại
Mặc dù hiện tại việc chụp ảnh đã trở thành thói quen của nhiều người, nhưng lại là một phát minh mang tính cách mạng trong quá khứ.

Rắn đỏ rực Việt Nam khiến dân chơi ráo riết săn lùng
Vì màu sắc tuyệt đẹp và hoàn toàn vô hại với con người, loài rắn này đã bị săn lùng ráo riết để làm sinh vật cảnh.

18 ảo ảnh quang học khiến bạn dễ điên đầu
Trong lúc câu chuyện về chiếc váy gây xôn xao trên Internet trong thời gian vừa qua vẫn đang là một vấn đề còn tranh cãi. Những ảo ảnh quang học được giới thiệu trong bài viết dưới đây sẽ lại một lần nữa cho thấy sự kỳ diệu của nhiều hiện tượng vật lý mà chúng ta chưa thể biết hết được.

Ảnh màu cực quý về tỉnh Hà Đông năm 1915
Khung cảnh thôn dã ở làng Định Công, chợ làng Thanh Liệt, các đô vật ở làng Xa La... là loạt ảnh màu cực sống động về tỉnh Hà Đông năm 1915 do nhiếp ảnh gia Le'on Busy ghi lại.
