NASA sắp phóng 3 tên lửa "xuyên thủng" nhật thực

Theo NASA, 3 tên lửa mang theo nhiều thiết bị sẽ bay lên bầu trời vào ngày 8-4, giữa lúc nước Mỹ đang bao trùm bởi nhật thực toàn phần.

Các kỹ sư từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA gọi sự kiện nhật thực toàn phần ngày 8-4 là "vài phút quý giá", bới 3 tên lửa nói trên sẽ mang theo sứ mệnh đặc biệt.

Theo Live Science, NASA giải thích rằng các thiết bị khoa học được 3 tên lửa nói trên đem lên bầu trời sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu những sự thay đổi diễn ra trong khoảnh khắc ngắn ngủi bóng tối bao trùm Trái đất do nhật thực.


Hình ảnh cho thấy bức xạ Mặt trời tác động đến xung quanh trong nhật thực - (Ảnh: NASA).

Sự chuyển đổi đột ngột giữa ngày và đêm được biết là nguyên nhân khiến nhiệt độ giảm mạnh, thậm chí đủ đánh lừa nhiều động vật thực hiện các hành vi ban đêm.

Nhưng giới khoa học vẫn hiểu rất ít về cách mà khoảnh khắc bóng tối ngắn ngủi này ảnh hưởng đến tầng điện ly, là phần khí quyển phía tên của Trái đất, bao phủ vùng trời có độ cao từ 90-150km so với bề mặt hành tinh.

Bức xạ cực tím từ Mặt trời thường tách các electron ra khỏi khuyên tử, tạo thành các hạt tích điện dồi dào bay lên phần trên của bầu khí quyển và tạo nên tầng này.

Do vậy, tầng điện ly mỏng đi khi Mặt trời lạnh, vì lúc đó các ion sẽ kết hợp lại thành các nguyên tử trung hòa, trước khi lại bị xé toạc bởi bình minh tiếp theo.

Với 3 tên lửa đã sẵn sàng đến với bệ phóng, NASA hy vọng sẽ thu thập đủ dữ liệu về sự nhiễu loạn trong tầng điện ly khi bóng tối chỉ bao phủ ngắn ngủi trong vài phút.

Sự nhiễu loạn này được cho là có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị vô tuyến và vệ tinh.

Nhật thực ngày 8-4 là sự kiện được nhiều người Mỹ trông đợi bởi dải trung tâm của nhật thực sẽ quét chéo qua Trung Mỹ từ phía Tây Nam, băng qua nước Mỹ và một phần phía Đông Canada.

Những vùng này sẽ quan sát thấy nhật thực toàn phần, trong khi một số khu vực xung quanh thấy nhật thực bán phần.

Rất tiếc, từ Việt Nam chúng ta hoàn toàn không thể quan sát hiện tượng này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng

Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng

Nếu toàn bộ quá trình diễn ra thuận lợi, đây sẽ là cột mốc lịch sử đối với ngành hàng không vũ trụ Nhật Bản.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Lỗ đen" giữa Trái đất: Tàu vũ trụ Nhật tung ảnh độc trước khi gặp nạn

Công ty vũ trụ tư nhân Nhật Bản vừa công bố một trong những di sản ngoạn mục của tàu vũ trụ Hakuto-R Mission 1, tàu thám hiểm bị cho là đã đâm vào Mặt trăng.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Đài quan sát không gian mới giải đáp bí ẩn về hố đen khổng lồ

Đài quan sát không gian mới giải đáp bí ẩn về hố đen khổng lồ

Ngày 23-11, các nhà nghiên cứu đã giải đáp bí ẩn về những hố đen khổng lồ, ngấu nghiến vật chất xung quanh và giải phóng các tia hạt năng lượng khổng lồ và sáng chói vào không gian.

Đăng ngày: 16/04/2025
Lần đầu tiên trong lịch sử: 7 nước hợp lực cho

Lần đầu tiên trong lịch sử: 7 nước hợp lực cho "thần ưng Trái đất" phóng lên Mặt trăng

Vào đêm Giáng sinh 24/12/2023, một con tàu vũ trụ sẽ được phóng lên Mặt trăng nhằm thực hiện sứ mệnh thương mại chưa từng có trong lịch sử, Space.com thông tin hồi đầu tháng 12.

Đăng ngày: 15/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News