"Chiến binh La Mã" tìm kiếm Trái đất thứ hai như thế nào?

Thiết bị mới trên kính viễn vọng không gian Nancy Grace Roman của NASA có thể giúp ước mơ tìm thấy bản sao Trái đất sớm thành hiện thực.

Theo SciTech Daily, nhóm phụ trách sứ mệnh Nancy Grace Roman của NASA đã tích hợp Thiết bị chụp vành nhật hoa Roman (Roman Coronagraph) cải tiến vào kính viễn vọng không gian này, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong công nghệ thám hiểm ngoại hành tinh.

Chiến binh La Mã tìm kiếm Trái đất thứ hai như thế nào?
Các kỹ sư Goddard đang tích hợp thiết bị mới Roman Coronagraph vào kính viễn vọng không gian Nancy Grace Roman - (Ảnh: NASA).

Nancy Grace Roman là kính viễn vọng tiên tiến nhất đang được NASA chế tạo tại Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard, dự kiến sẽ được phóng vào tháng 5-2027.

Chiến binh quan sát vũ trụ tối tân này được đặt theo tên nhà vật lý thiên văn Nancy Grace Roman (1925-2018), nữ khoa học gia NASA có vai trò tiên phong trong việc chế tạo các kính viễn vọng.

Đôi khi kính viễn vọng Nancy Grace Roman được gọi tắt là "Roman", còn có nghĩa là "La Mã" nên được ví như "chiến binh La Mã" của NASA.

Theo NASA, thiết bị mới Roman Coronagraph của sứ mệnh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng quan sát trực tiếp các ngoại hành tinh - tức các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời - và tìm kiếm các thế giới có khả năng sinh sống.

Thiết bị này sẽ bao gồm một bộ mặt nạ và gương hoạt động phức tạp, nhằm che khuất ánh sáng chói chang từ ngôi sao mẹ của các hành tinh mục tiêu.

Điều này sẽ giúp các nhà khoa học quan sát được các hành tinh nhỏ bé, gần với sao mẹ mà các kính viễn vọng trước đây không thể thấy được vì bị "lóa mắt".

Quan trọng nhất, đó có thể là loại thế giới giống với Trái đất của chúng ta.

Ngoài ra, với khả năng quan sát tối tân hơn các kính viễn vọng tiền nhiệm, Nancy Grace Roman hứa hẹn sẽ tìm kiếm được nhiều dấu hiệu sinh học tiềm năng hơn từ các thế giới đó.

Roman Coronagraph cũng được thiết kế để hoạt động như một bước đệm công nghệ nhằm tìm kiếm và lập danh sách các mục tiêu nên được phân tích kỹ hơn bởi các kính viễn vọng tốt hơn nữa trong tương lai.

Một trong các chiến binh tương lai theo sau Nancy Grace Roman sẽ là "Đài quan sát Các thế giới có thể sống được", một kính thiên văn được thiết kế riêng cho việc tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh.

Roman Coronagraph được chế tạo chính bởi Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực (JPL) của NASA, với sự đóng góp từ ESA, JAXA, CNES (cơ quan vũ trụ của châu Âu, Nhật, Pháp) và Viện Thiên văn học Max Planck của Đức.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng Chandra phát hiện nút thắt năng lượng từ hố đen

Kính viễn vọng Chandra phát hiện nút thắt năng lượng từ hố đen

NASA phát hiện nút thắt năng lượng di chuyển với tốc độ khác nhau trong hố đen của thiên hà Centaurus A.

Đăng ngày: 11/11/2024
Hình ảnh mới về phi hành gia bị kẹt ở ISS làm nhiều người lo lắng

Hình ảnh mới về phi hành gia bị kẹt ở ISS làm nhiều người lo lắng

Bức ảnh chụp 2 phi hành gia người Mỹ đang bị mắc kẹt ở Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) khiến nhiều người lo ngại khi thấy sức khỏe của một trong 2 người dường như không thực sự tốt.

Đăng ngày: 11/11/2024
NASA phát triển quạt vũ trụ không ồn

NASA phát triển quạt vũ trụ không ồn

Mẫu quạt mới giúp giảm tiếng ồn trong phương tiện vũ trụ, tăng hiệu quả hoạt động cho phương tiện và chất lượng cuộc sống cho phi hành gia.

Đăng ngày: 11/11/2024
Tàu NASA tìm ra thế giới mới có thể chứa nước và sự sống

Tàu NASA tìm ra thế giới mới có thể chứa nước và sự sống

Tại nơi tưởng chừng là u tối và chết chóc nhất Thái Dương hệ, tàu NASA Voyager 2 đã có phát hiện sốc.

Đăng ngày: 10/11/2024
Phát hiện 263 thiên thể ngoài Hệ Mặt trời, gợi mở một vành đai bí ẩn bên ngoài Vành đai Kuiper

Phát hiện 263 thiên thể ngoài Hệ Mặt trời, gợi mở một vành đai bí ẩn bên ngoài Vành đai Kuiper

Gần đây, các khám phá mới từ kính viễn vọng Subaru đã mang lại những hiểu biết đột phá về các vùng xa xôi nằm ở rìa của Hệ Mặt trời, mở ra khả năng về một "vành đai" mới cách xa vành đai Kuiper.

Đăng ngày: 10/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất là một hành tinh pulsar?

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất là một hành tinh pulsar?

Pulsar là một ngôi sao neutron (sao xung) quay nhanh với từ trường cực mạnh, khác biệt hoàn toàn với điều kiện cần thiết cho sự sống.

Đăng ngày: 09/11/2024
Làm thế nào để chúng ta tạo ra môi trường ngoài không gian trong phòng thí nghiệm?

Làm thế nào để chúng ta tạo ra môi trường ngoài không gian trong phòng thí nghiệm?

Việc thám hiểm không gian đã diễn ra trong nhiều năm nay, theo đó các nhà khoa học cũng đã cố gắng tái tạo không gian bên ngoài trong các phòng thí nghiệm trên Trái đất.

Đăng ngày: 09/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News