Chim cánh cụt già nhất thế giới qua đời vì tuổi cao sức yếu

Mới đây, đại diện vườn thú Oregon, Mỹ cho biết một trong những con chim cánh cụt già nhất thế giới là Mochica vừa qua đời ở tuổi 31.

Mochica hay Mo là chú chim cánh cụt đực loài Humboldt già nhất sống trọn vẹn cả đời ở Vườn thú thành phố Portland, bang Oregon, Mỹ. Travis Koons, giám sát viên quần thể chim của vườn thú cho biết "cụ cánh cụt" này đã qua đời vì "tuổi cao sức yếu".

Chim cánh cụt già nhất thế giới qua đời vì tuổi cao sức yếu
Mochica là chú chim cánh cụt đực loài Humboldt già nhất thế giới.

Theo đó, Mochica bị đục thủy tinh thể ở một bên mắt, mắt còn lại mù hoàn toàn do tuổi già cùng với bệnh viêm khớp hai bên ở hông. Được sinh vào ngày 6 tháng 7 năm 1990, Mo thích dành thời gian bên những nhân viên chăm sóc của vườn thú vì coi đây như những 'người bạn' thân thiết. "Việc nhìn thấy Mo đi lại cùng các nhân viên hay vào khu vực chuẩn bị thức ăn là chuyện không phải hiếm", Koons cho biết.

Bước sang tuổi thứ 31, Mochica là con chim cánh cụt đực già nhất trong các vườn thú ở Bắc Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung.

Chim cánh cụt Humboldt có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được xếp vào nhóm động vật nguy cấp cần bảo tồn của Mỹ. Loài Humboldt trong tự nhiên, rất hiếm khi sống được quá 20 năm. Do đó, Mo thực sự đã làm nên một kỳ tích trong giới chim cánh cụt.

Chim cánh cụt già nhất thế giới qua đời vì tuổi cao sức yếu
Loài chim cánh cụt Humboldt hiếm khi sống quá 20 năm.

Việc đánh bắt quá mức cũng như những tai nạn như vướng vào lưới cá khiến số lượng chim cánh cụt đang bị đe dọa nghiêm trọng. Theo vườn thú Oregon, Humboldt là loài chim cánh cụt dễ tổn thương nhất khi toàn thế giới chỉ còn khoảng 12.000 cặp chim có khả năng sinh sản.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Huyền bí loài heo quỷ trong truyền thuyết ở Papua New Guinea

Huyền bí loài heo quỷ trong truyền thuyết ở Papua New Guinea

Có không ít những câu chuyện thêu dệt xung quanh loài động vật này.

Đăng ngày: 23/09/2021
Phát hiện loài rắn hoa cỏ đổi thức ăn để tích lũy độc tố

Phát hiện loài rắn hoa cỏ đổi thức ăn để tích lũy độc tố

TS Nguyễn Thiên Tạo cùng cộng sự phát hiện loài rắn hoa cỏ cổ đỏ ăn ấu trùng đom đóm thay vì cóc và giun đất để tích lũy độc chất Bufadienolide.

Đăng ngày: 22/09/2021
Cá voi trắng lần đầu tiên sinh sản trong Thuỷ cung ở Nga

Cá voi trắng lần đầu tiên sinh sản trong Thuỷ cung ở Nga

Cá voi trắng Jessica 14 tuổi đã lần đầu tiên sinh sản tại Thủy cung Primorsky ở Vladivostok. Đây là trường hợp cá voi trắng sinh con trong trại nuôi độc nhất vô nhị ở Nga.

Đăng ngày: 21/09/2021
Dung nhan những sát thủ đáng sợ nhất trong thế giới thằn lằn

Dung nhan những sát thủ đáng sợ nhất trong thế giới thằn lằn

Phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và Australia, họ Kỳ đà (Varanidae) gồm những loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại. Là những kẻ săn mồi nhanh nhẹn, chúng có thân dài, chân khỏe, một số loài tiết nước bọt có độc.

Đăng ngày: 20/09/2021
Vui mừng khi gặp tinh tinh bạch tạng, nhưng các nhà khoa học phải chứng kiến cảnh rùng rợn do đồng loại của nó gây ra

Vui mừng khi gặp tinh tinh bạch tạng, nhưng các nhà khoa học phải chứng kiến cảnh rùng rợn do đồng loại của nó gây ra

Con tinh tinh bạch tạng chỉ vừa chào đời được khoảng nửa tháng đã bị đồng loại giết chết, nhiều khả năng là do diện mạo khác biệt của nó.

Đăng ngày: 20/09/2021
Nhìn bức ảnh này, bạn đoán xem đây là mắt của con gì? Câu trả lời có thể khiến bạn... hết cả hồn đấy!

Nhìn bức ảnh này, bạn đoán xem đây là mắt của con gì? Câu trả lời có thể khiến bạn... hết cả hồn đấy!

Đảm bảo khi biết " chủ sở hữu" của đôi mắt này, bạn sẽ bất ngờ lắm đấy.

Đăng ngày: 20/09/2021
Clip: Bị trăn quấn quanh chân, người đàn ông có pha xử lý cực chất

Clip: Bị trăn quấn quanh chân, người đàn ông có pha xử lý cực chất

Thay vì tỏ ra hoảng sợ, người đàn ông đã bình tĩnh túm lấy cổ con trăn khổng lồ, kéo nó ra khỏi chân mình rồi quẳng ra bãi cỏ.

Đăng ngày: 19/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News