Chó mẹ liều mình cứu con bị đại bàng bắt cóc
Ateeb Hussain, 38 tuổi, đã may mắn chứng kiến và ghi lại toàn bộ khoảnh khắc tuyệt vời hiếm thấy trong tự nhiên khi đi tham quan Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara, Kenya.
Một con chó rừng mẹ đang chạy, miệng giữ chặt đứa con nhỏ.
Ateeb Hussain cho biết: "Đây là khoảng thời gian diễn ra cuộc di cư hàng năm của linh dương đầu bò, chúng tôi không thể bỏ lỡ và đã đến vào buổi sáng. Nhận được thông tin về một con báo và cuộc chiến tiềm tàng gần đó nên chúng tôi đang trên đường đến đó. Trên đường đi, chúng tôi phát hiện một con chó rừng mẹ đang chạy, miệng giữ chặt đứa con nhỏ. Chúng tôi dừng lại ở khoảng cách vừa phải và quan sát khi người hướng dẫn giải thích rằng gia đình chó rừng đang di chuyển tìm nơi ở mới".
Con chó rừng đang chạy thì dừng lại, đặt con nhỏ xuống đất rồi quan sát khu vực xung quanh. Hướng dẫn viên cho biết thông thường chó rừng ít bận tâm về các phương tiện đi săn, chúng thoải mái khi tiếp cận gần. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chó rừng mẹ trông khá căng thẳng, lo lắng.
Một lúc sau, bất ngờ xuất hiện một con đại bàng Tawny, nó sà xuống và nhanh chóng ngoạm lấy con chó con nhưng không thành công vì chó mẹ nhanh hơn một bước, cúi người xuống che cho con.
Đại bàng lao tới tấn công nhưng chó mẹ nhanh hơn, cúi người xuống che cho con.
Đại bàng chưa bỏ cuộc, nó đáp xuống đất cách mẹ con chó rừng một đoạt và quan sát canh chừng. Sau đó, nó cố gắng thử thêm một vài lần nữa nhưng mỗi lần như vậy đều không vượt qua được chó mẹ.
Sau một vài lần thất bại, cuối cùng, con đại bàng cũng tóm được con chó nhỏ. Ateeb Hussain cho biết hành động dứt khoát của nó diễn ra nhanh chóng, chỉ kéo dài vài giây.
Con đại bàng bắt lấy chó con, chó mẹ lao chạy theo, không từ bỏ cơ hội cứu con. Bay được một đoạn, đại bàng bất ngờ làm rơi tuột chó con và đây là cơ hội của chó mẹ. Nó đã tận đụng dược và bắt kịp đứa con rơi từ trên trời xuống.
Đại bàng bất ngờ làm rơi tuột chó con và chó mẹ lao tới đỡ lấy con mình.
"Đúng là một khoảnh khắc thót tim, may mắn đó là đúng lúc đúng vị trí. Chó mẹ đã bắt được chó con. Chúng tôi vỡ òa niềm vui khi chứng kiến sự việc. Trong khu vực Masai Mara nhộn nhịp vào mùa này, tất cả chúng tôi cảm thấy may mắn khi chứng kiến cảnh tượng hiếm thấy trong tự nhiên", Ateeb Hussain nói.
Mẹ con nhà chó rừng dường như không hề hấn gì sau vụ việc. Theo Ateeb Hussain, con đại bàng đã không cố gắng bám chặt lấy chó con nên nó đánh rơi mất con mồi. Nhóm của Ateeb Hussain tiếp tục theo dõi con đại bàng và phát hiện ra rằng nó vẫn kiên trì hết lần này đến lần khác tìm cách bắt cóc chó con một lần nữa nhưng sau một hai lần thử không thành công, nó đã bỏ cuộc và bay đi. "Chúng tôi theo dõi chó rừng khoảng một km cho đến khi hai mẹ con chó đoàn tụ với gia đình tại một địa điểm mới. Toàn bộ cảnh tượng phải kéo dài một tiếng đồng hồ", Ateeb Hussain chia sẻ.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

“Gan lì cóc tía": Hóa ra cóc tía là con vật kỳ lạ này
Cóc tía là con vật đã đi vào tiềm thức người Việt qua câu thành ngữ "gan lì cóc tía". Nhưng hiện tại, hầu như không ai có cơ hội bắt gặp chúng trong thực tế.

Loài xâm lược mặt trăng xuất hiện thành viên mới, mặt như cá trê
Ẩn mình trong các dãy núi của cao nguyên Trung Á, một loài mới thuộc dòng họ tardigrade bất tử, có thể sống khỏe ngay cả trên... mặt trăng hoặc trong không gian giữa các vì sao, đã lộ diện.

Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20 "lỗ mũi" này
Nưa là tên một sinh vật được lưu truyền trong dân gian và được những người đi rừng mô tả lại.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.
