Chòm sao Kim Ngưu bắn ra “quả bom thây ma” khổng lồ
Khi quan sát cụm sao Hyades trong chòm sao Kim Ngưu, các nhà khoa học phát hiện một hiện tượng đậm chất Halloween: Một "thây ma" lao đi với tốc độ 10km/giây.
"Thây ma" nói trên là một sao lùn trắng, dạng "chết một nửa" của các ngôi sao trong vũ trụ. Chúng nhỏ bé nhưng khối lượng cao và có từ trường mạnh, một ngày nào đó sẽ bùng nổ dữ dội thành siêu tân tinh.
Sao lùn trắng vừa được phát hiện đặc biệt thú vị bởi hành vi giống như đang chạy trốn nhanh chóng khỏi cụm Hyades với tốc độ kinh hoàng 10km/giây.
Cụm sao bí ẩn Hyades - (Ảnh: NASA/ESA/STScI).
Cụm sao Hyades là cụm sao mở gần Hệ Mặt trời nhất, cách Trái đất chỉ 153km nên thuận tiện cho các quan sát. Cụm sao này chứa hàng trăm ngôi sao được hình thành cùng thời gian - khoảng 625 triệu năm trước - và từ cùng một đám mây khí bụi.
Tuy nhiên, điều khiến Hyades gây chú ý nhất là nó chỉ sở hữu một vài sao lùn trắng ở lõi. Một cụm sao đáng lẽ chứa rất nhiều "thây ma" như thế, vì các ngôi sao sẽ phải chết đi.
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ David Miller từ Đại học British Columbia (Canada), "thây ma chạy trốn" họ vừa tìm thấy có thể là câu trả lời.
Nó đã được xác định giữa bộ dữ liệu khổng lồ của tàu vũ trụ Gaia của châu Âu, một vệ tinh có nhiệm vụ lập bản đồ thiên hà Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta.
Không chỉ một, mà tới 3 sao lùn trắng "bỏ chạy" khỏi Hyades đã được phát hiện, bao gồm ngôi sao siêu nhanh nói trên, mang số hiệu Gaia EDR3 560883558756079616, cũng là cái lớn nhất trong cả ba.
Dù đã là một ngôi sao chết và mất đi một phần khối lượng, thu nhỏ lại, nó vẫn nặng gấp 1,3 lần Mặt trời.
"Thật thú vị khi một sao lùn trắng khối lượng lớn như vậy được xác định là sinh ra trong Hyades. Hyades không đặc biệt giàu sao cũng như không nằm trong một vùng đặc biệt dày đặc của thiên hà" - Tiến sĩ Miller nói.
Các ngôi sao bỏ trốn bao gồm "quái vật" Gaia EDR3 560883558756079616 cho thấy có khả năng việc cụm Hyades thiếu văn sao lùn trắng là do các ngôi sao chết khác cũng đã bỏ trốn tương tự.
Thứ gì bắn chúng đi xa và nhanh như thế khỏi cụm Hyades của chòm Kim Ngưu vẫn còn là một bí ẩn, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng nguyên nhân lớn chính là cả cụm sao này bị ràng buộc rất lỏng lẻo.
Cú bắn đi bí ẩn này cũng có thể liên quan đến sự tương tác với một cụm sao khác gần đó, hoặc liên quan đến các đám mây khí khổng lồ di chuyển giữa các cụm.
Nhưng dù cách nào đi nữa, "thây ma" cho chúng ta thấy trước một trong những kịch bản tương lai về chính thế giới của chúng ta. Mặt trời dự kiến cạn năng lượng trong 5 tỉ năm tới, bùng thành sao khổng lồ đỏ "nuốt" luôn 3 hành tinh ở gần bao gồm địa cầu, sau đó sụp đổ thành sao lùn trắng.

NASA nghi ngờ hành tinh lùn gần sao Hỏa có sự sống
Nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng John Hopkins, NASA và Viện Vật lý Thiên văn Andalusia vừa đánh giá lại khả năng chứa đựng sự sống của hành tinh lùn Ceres bí ẩn.

Hàng triệu vệ tinh chực chờ "bao vây", gây hỗn loạn bầu khí quyển Trái đất
Theo nghiên cứu mới, quỹ đạo tầm thấp của Trái đất vốn đã đông đúc với hàng chục nghìn vệ tinh, có thể sẽ sớm rơi vào cảnh " nghẹt thở" với nhiều vệ tinh hơn.

Phát hiện “hình ảnh tương lai" đáng sợ của Trái đất
Nằm trong cụm sao mở Messier 37, một vật thể ma quái cách Trái đất 4.500 năm ánh sáng có thể tiết lộ tương lai 5 tỉ năm sau của chúng ta.

"Quay lưng" với Nga, Trung Quốc bắt tay một nước Đông Nam Á lên Mặt trăng
Quốc gia ở Đông Nam Á này là một trong số ít quốc gia mà Trung Quốc đồng ý hợp tác cho dự án khổng lồ trên Mặt trăng.

Sắp áp sát Trái đất, "núi lửa băng" bùng nổ rồi mọc sừng
12P/Pons-Brooks, sao chổi khổng lồ to bằng một thành phố nhỏ, hoạt động như núi lửa băng di động, đã bùng nổ dữ dội lầ thứ hai trên đường lao về phía Mặt trời.

Bằng chứng về tinh thể thạch anh trong các đám mây của hành tinh WASP-17 b
Các nhà nghiên cứu sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb đã phát hiện bằng chứng về các tinh thể nano thạch anh trong các đám mây ở độ cao lớn của WASP-17 b.
