Chóng mặt, tê mỏi sau khi đi ăn nhà hàng - "hội chứng nhà hàng Trung Quốc" có phải do mì chính?

Nhiều người có biểu hiện mỏi vai gáy, khó chịu, chóng mặt... sau khi đi ăn ngoài hàng quán. Không ít người đặt nghi vấn có phải do mì chính?

Các chuyên gia Viện Dinh dưỡng cho hay, cách đây nửa thế kỷ, những triệu chứng cá nhân của bác sĩ Robert Ho Man Kwok được mô tả trong lá thư gửi Tổng Biên tập báo New England Journal of Medecine sau khi vị bác sĩ này ăn tại một nhà hàng Trung Quốc như tê mỏi gáy, khó chịu... và được gọi là "Hội chứng nhà hàng Trung Quốc".

Ông và các cộng sự giả định các triệu chứng trên đây có thể gây ra bởi một số thành phần có trong nước tương. Một vài người nhận định triệu chứng gây ra có thể do rượu vì các triệu chứng này tương tự như các triệu chứng do ảnh hưởng của rượu.


Mì chính từng "bị" nghi vấn là nguyên nhân gây ra "hội chứng nhà hàng Trung Quốc" tuy nhiên đã được minh oan.

Tuy nhiên, một số khác lại nhận định cho rằng triệu chứng này gây ra bởi những thứ được sử dụng làm gia vị trong chế biến các món ăn.

Một khả năng khác cũng được đưa ra là hàm lượng muối cao trong các món ăn Trung Quốc có thể làm cao natri trong máu, gây nên hiện tượng giảm kali trong nội bào, tạo ra các triệu chứng trên.

Trong nhiều năm, các tổ chức y tế và sức khoẻ hàng đầu thế giới như JECFA (thuộc FAO/WHO), FDA, EC/SCF... đã thực hiện nhiều nghiên cứu trong thời gian dài nhằm cố gắng tìm ra nguyên nhân gây các triệu chứng trên.

Sau nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp "mù kép", có đối chứng để đánh giá tác động cộng gộp về "Hội chứng nhà hàng Trung Quốc" trên mì chính, các nhà khoa học không tìm thấy bất kỳ một mối liên quan nào giữa mì chính và các triệu chứng nói trên.

Điều đó có nghĩa là mì chính được "minh oan" không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng mỏi gáy, khó chịu... Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để tìm hiểu, hiện tượng mệt mỏi đó do đâu mà có.

"Cần xác định rõ, mì chính không phải là chất gây dị ứng mà là chất phụ gia thực phẩm được xác nhận là an toàn cho mục đích sử dụng. Vì thế, không loại trừ nguyên nhân biểu hiện các triệu chứng trên là do tính không chấp nhận thực phẩm, tuỳ theo cơ địa mẫn cảm ở một số người" - Viện Dinh dưỡng khẳng định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung

Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung

Bạn không nên ăn kèm chuối với dưa hấu, đu đủ và chanh, dưa chuột cùng cà chua, cà rốt kết hợp cam...

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News