Chuồn chuồn là món ăn độc đáo và vị thuốc quý?

Nghiên cứu cho thấy ở một số khu vực của các tỉnh Iwate và Akita, người dân địa phương đã sử dụng chuồn chuồn không chỉ như món ăn mà còn như một vị thuốc quý.

Một khám phá mới đã hé lộ truyền thống ẩm thực độc đáo nhưng ít được biết đến ở vùng Tohoku, Nhật Bản.

Ông Shuji Watanabe, nhân viên quản lý cấp cao tại Bảo tàng tỉnh Iwate, đã biên soạn một báo cáo thực địa cho thấy việc ăn chuồn chuồn từ lâu đã là một phần của văn hóa ẩm thực địa phương ở một số vùng thuộc tỉnh Iwate và Akita.

Chuồn chuồn là món ăn độc đáo và vị thuốc quý?
Việc ăn chuồn chuồn từ lâu đã là một phần của văn hóa ẩm thực địa phương ở Nhật Bản. (Ảnh minh họa).

Theo ông, người dân địa phương thường bắt chuồn chuồn, vặt bỏ cánh và ăn phần thân. Một số người còn chia sẻ rằng cảm giác khi ăn chuồn chuồn giống như đang ăn thịt gà.

Giáo sư Ryohei Sugahara, chuyên gia nghiên cứu về việc con người sử dụng côn trùng làm thực phẩm, đánh giá báo cáo của ông Watanabe thực sự rất thú vị.

Ông cho biết việc người dân địa phương dùng chuồn chuồn trưởng thành để chế biến như một món ăn bình thường là điều khá hiếm.

Không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, chuồn chuồn còn được người dân sử dụng làm thuốc ở nhiều vùng khác nhau của Nhật Bản từ thời cổ đại. Ở Iwate, có ghi chép về việc họ đốt chuồn chuồn đỏ và nghiền chúng thành bột để làm thuốc trị ho cho trẻ em.

Ông Watanabe cho biết ấu trùng chuồn chuồn giàu protein, còn chuồn chuồn trưởng thành chứa nhiều khoáng chất như canxi. Điều này giải thích tại sao người dân địa phương lại tin rằng chuồn chuồn có lợi cho sức khỏe.

Việc ăn côn trùng không phải là điều quá xa lạ ở Nhật Bản. Người dân ở các tỉnh như Nagano, Gunma và Aichi cũng có thói quen ăn châu chấu hoặc ấu trùng ong. Tuy nhiên, việc ăn chuồn chuồn vẫn là một nét văn hóa độc đáo của vùng Tohoku.

Việc sử dụng côn trùng làm thức ăn thường được coi là giải pháp tiềm năng cho tình trạng thiếu lương thực toàn cầu do nhiều yếu tố gây ra, trong đó có tình trạng quá tải dân số.

Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, bọ cánh cứng và các loài côn trùng khác chiếm 31% các loài côn trùng được sử dụng làm món ăn trên thế giới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Độ cao lớn nhất mà côn trùng có thể bay được là bao nhiêu?

Độ cao lớn nhất mà côn trùng có thể bay được là bao nhiêu?

Một loài bướm mai rùa có thể bay cao 5.791m, trở thành loài côn trùng bay cao nhất mà con người từng phát hiện.

Đăng ngày: 30/08/2024
Ong mất khứu giác sau đợt nắng nóng

Ong mất khứu giác sau đợt nắng nóng

Khi nhiệt độ tăng, sản lượng cây trồng phụ thuộc vào những loài thụ phấn như ong có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đăng ngày: 29/08/2024
Sinh vật bọc thép ở châu Phi: Phun máu để tấn công kẻ thù nhưng lại thành mồi ngon cho đồng loại

Sinh vật bọc thép ở châu Phi: Phun máu để tấn công kẻ thù nhưng lại thành mồi ngon cho đồng loại

Sinh vật bọc thép ở châu Phi này sở hữu 5 tuyến phòng thủ kẻ thù. Một trong số đó lại trở thành điểm chí mạng của chúng.

Đăng ngày: 28/08/2024
Tìm ra cách dùng vi khuẩn chiết xuất kim loại hiếm từ pin thải

Tìm ra cách dùng vi khuẩn chiết xuất kim loại hiếm từ pin thải

Vi khuẩn có thể trở thành " liên minh" đầy bất ngờ của con người trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 27/08/2024
Khai thác lithium đe dọa loài hoa quý hiếm ở Mỹ

Khai thác lithium đe dọa loài hoa quý hiếm ở Mỹ

Tại bang Nevada (Mỹ), các cơ quan chức năng đã phát hiện một mỏ Lithium có trữ lượng rất lớn.

Đăng ngày: 26/08/2024
Nhìn thấy thứ này trên lá cây nhà bạn, đừng chạm vào!

Nhìn thấy thứ này trên lá cây nhà bạn, đừng chạm vào!

Làm vườn, chăm sóc cây xanh vẫn là thú vui của khá nhiều người. Tuy nhiên, để tạo nên một hệ sinh thái lành mạnh thì người chăm sóc cũng cần phải có kiến thức nhất định.

Đăng ngày: 25/08/2024
Phát hiện nhiều loài dược liệu quý ở các đảo lớn Nam Bộ

Phát hiện nhiều loài dược liệu quý ở các đảo lớn Nam Bộ

PGS.TS Đặng Văn Sơn và cộng sự đã xây dựng cơ sở dữ liệu về cây dược liệu ở Nam Bộ, phát hiện nhiều loài quý hiếm. Nghiên cứu giúp quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên dược liệu.

Đăng ngày: 24/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News