Chụp ảnh quá trình sinh ra và chết đi của các ngôi sao

Đài Quan sát thiên văn Nam Âu vừa chụp được một bức ảnh ghi lại sự hình thành và cái chết của các ngôi sao tại thiên hà Large Magellanic Clound (Tinh vân Magellanic lớn).

Theo trang Science.com, thiên hà LMC nằm cách Trái đất 163.000 năm ánh sáng. Đây là một trong những “hàng xóm” gần nhất của dải Ngân hà. Ở bán cầu nam, chúng ta có thể quan sát thấy thiên hà này bằng mắt thường.


Bức ảnh chụp khu vực Tinh vân Đầu Rồng, nơi các ngôi sao sinh ra và chết đi - (Ảnh: Earthsky)

Bức ảnh đặc biệt do kính thiên văn VLT của Đài Quan sát Nam Âu ở Chile chụp một khu vực có tên NGC2035 tại thiên hà LMC. Do hình dáng kỳ lạ của nó, đây là khu vực có biệt danh Dragon’s Head Nebula (Tinh vân Đầu Rồng).

Trong bức ảnh, vùng sáng bên phải chính là các ngôi sao mới hình thành và tỏa sáng, tạo ra lượng nhiệt cực lớn. Các ngôi sao này thường cháy rất sáng nhưng có thời gian tồn tại khá ngắn ngủi nếu so với mặt trời của chúng ta.

Ngược lại, đám mây khí và bụi bên trái bức hình là tàn tích của những ngôi sao lớn đã qua đời. Do có kích thước cực lớn, chúng nhanh chóng đốt hết nhiên liệu, trở nên bất ổn rồi nổ tung (supernova) ở giai đoạn cuối cuộc đời. Cái chết của chúng để lại những dấu vết trên.

“Bức ảnh này giống như một tác phẩm nghệ thuật - BBC dẫn lời nhà thiên văn Olivier Hainaut thuộc Đài Quan sát Nam Âu nhận định - Khi xem nó, bạn nhận ra rằng mình đang chứng kiến những phần nhỏ của vũ trụ ngay bên cạnh mình. Những ngôi sao sinh ra và chết đi là bằng chứng cho thấy vũ trụ đang chuyển động và tiến hóa”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News