Chụp được hình tinh vân đầu lâu cách Trái đất 1.600 năm ánh sáng

Tinh vân NGC 246 chứa hệ sao gồm ba ngôi sao quay quanh nhau và trông giống chiếc đầu lâu phát sáng giữa không gian tối đen.Chụp được hình tinh vân đầu lâu cách Trái đất 1.600 năm ánh sáng

Chụp được hình tinh vân đầu lâu cách Trái đất 1.600 năm ánh sáng
Tinh vân Đầu Lâu nằm trong chòm sao Cetus (Kình Ngư). (Ảnh: ESO).

Các nhà khoa học sử dụng Kính viễn vọng Rất Lớn (VLT) ở Chile để chụp ảnh tinh vân NGC 246, còn gọi là tinh vân Đầu Lâu, Space hôm 31/10 đưa tin. Tinh vân này có đường kính khoảng 2,5 năm ánh sáng và nằm cách Trái đất 1.600 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Cetus (Kình Ngư).

NGC 246 là tàn dư chứa đầy bụi vũ trụ của một vụ nổ sao, trong đó một ngôi sao giống Mặt trời nổ tung và phóng ra các lớp ngoài, trở thành sao lùn trắng rực sáng. Sao lùn trắng này nằm ở trung tâm NGC 246. Bạn đồng hành của nó là một sao lùn đỏ không thể nhìn thấy trong ảnh chụp mới của Kính viễn vọng Rất Lớn. Chúng quay quanh nhau tạo thành hệ sao đôi.

Một ngôi sao thứ ba quay quanh cặp sao với khoảng cách lớn gấp 1.900 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời. Bộ ba này khiến NGC 246 trở thành tinh vân hành tinh đầu tiên được phát hiện có hệ sao ba phân cấp ở trung tâm, theo các chuyên gia tại Đài quan sát phía Nam châu Âu (ESO).

Ảnh chụp mới thể hiện rõ những đám mây khí bụi tồn tại từ vụ nổ sao cổ xưa. Khí hydro (đỏ) và oxy (xanh nhạt) của tinh vân trông như đang phát sáng, khiến tinh vân đầu lâu trở nên nổi bật giữa không gian liên sao tối đen.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu NASA cất thành công mẫu đá tiểu hành tinh

Tàu NASA cất thành công mẫu đá tiểu hành tinh

Tàu Osiris-Rex lưu trữ ít nhất một kilogram mẫu bụi đá từ tiểu hành tinh 4,5 tỷ năm tuổi Bennu, sẵn sàng mang về Trái đất trong năm sau.

Đăng ngày: 02/11/2020
Tàu NASA bay hơn 235 triệu km ngoài vũ trụ

Tàu NASA bay hơn 235 triệu km ngoài vũ trụ

Tàu thăm dò sao Hỏa  đạt cột mốc quan trọng khi hoàn thành nửa chặng đường tới hành tinh đỏ trong khoảng 3 tháng.

Đăng ngày: 31/10/2020
Lần đầu chụp ảnh sét dị hình trên sao Mộc

Lần đầu chụp ảnh sét dị hình trên sao Mộc

Các nhà khoa học nghiên cứu ảnh chụp từ tàu vũ trụ Juno của NASA và phát hiện các chớp sáng giống sét dị hình trên khí quyển sao Mộc.

Đăng ngày: 31/10/2020
Phát hiện ra “hành tinh giả mạo” có kích thước bằng Trái đất

Phát hiện ra “hành tinh giả mạo” có kích thước bằng Trái đất

Các nhà thiên văn mới phát hiện ra một “hành tinh giả mạo” (Rogue planet) trong không gian giữa các vì sao, có kích thước tương đương với Trái đất và sao Hỏa.

Đăng ngày: 31/10/2020
NASA công bố một hóa phân tử

NASA công bố một hóa phân tử "lạ" trong tầng khí quyển của vệ tinh Titan

Nói về Titan, đây là một trong những vệ tinh tự nhiên lớn nhất của sao Thổ, với các hồ chứa đầy methane lỏng trên bề mặt.

Đăng ngày: 30/10/2020
Ánh sáng lạ dẫn đường, kinh hãi phát hiện

Ánh sáng lạ dẫn đường, kinh hãi phát hiện "góa phụ đen" vũ trụ

Các nhà thiên văn đã lần theo nguồn tia gamma sáng nhất thiên hà chứa Trái Đất để đến với một cặp sao góa phụ đen cực mạnh, cực đáng sợ và đang ăn thịt nhau.

Đăng ngày: 30/10/2020
Tiểu hành tinh trị giá 10 tỷ tỷ USD đang han gỉ

Tiểu hành tinh trị giá 10 tỷ tỷ USD đang han gỉ

Kính viễn vọng Hubble của NASA xem xét kỹ hơn cấu tạo của 16 Psyche, tiểu hành tinh kim loại trị giá gấp nhiều lần nền kinh tế toàn cầu.

Đăng ngày: 30/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News