Chuyến bay "có một không hai" giúp hành khách xem nhật thực từ không trung
Chuyến bay từ Austin đến Detroit do hãng hàng không Delta Airlines lên kế hoạch có thời gian phù hợp với đường đi của nhật thực toàn phần, dự kiến xảy ra vào ngày 8/4.
Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng ở vị trí giữa Trái đất và Mặt trời, tạm thời ngăn chặn ánh sáng chiếu tới Trái đất.
Đợt nhật thực lần tới đây dự kiến diễn ra vào ngày 8/4 sẽ không xuất hiện ở Châu Âu và châu Á, nó có thể được quan sát từ khu vực Bắc Mỹ, kéo dài từ Sinaloa (Mexico) đến Labrador (Canada).
Hiện tượng này chỉ kéo dài 1 giờ 35 phút, mang lại trải nghiệm độc đáo cho hơn 40 triệu người, trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Ngoài ra, hành khách trên một chuyến bay của Delta Airlines sẽ có cái nhìn chưa từng có về sự kiện này.
Mỹ sẽ đón nhật thực toàn phần vào tháng 4 tới đây. (Ảnh minh họa: Science post).
Chuyến bay đặc biệt
Hãng hàng không Delta Airlines (Mỹ) đã lên kế hoạch nhằm mang đến trải nghiệm độc đáo cho những người đam mê nhật thực bằng cách tổ chức chuyến bay đặc biệt mang số hiệu Delta 1218.
Chuyến bay này sẽ đi qua quỹ đạo của lần nhật thực toàn phần, trùng với đỉnh điểm của nó.
Tàu bay sẽ khởi hành từ Austin, bang Texas và đích đến là Detroit, tiểu bang Michigan. Hãng hàng không đã lên kế hoạch cẩn thận để tàu bay đi qua quỹ đạo nhật thực, nhằm mang đến cho hành khách một cái nhìn đặc quyền về cảnh tượng thiên thể.
Theo lịch trình, ngày 8/4, chuyến bay sẽ cất cánh lúc 13h15 và hạ cánh lúc 16h20 (giờ địa phương), trong khi nhật thực sẽ xuất hiện ở Detroit bắt đầu lúc 13h58 và đạt cực đại vào khoảng 15h14 (giờ địa phương).
Để đảm bảo trải nghiệm tối ưu cho hành khách, hãng hàng không sẽ sử dụng tàu bay Airbus A220-300, được trang bị cửa sổ đặc biệt lớn. Trong gần 4 phút, bầu trời sẽ tối hoàn toàn khi Mặt trăng đi qua phía trước Mặt trời.
Đương nhiên, vé cho chuyến bay độc quyền này đã được bán hết nhanh chóng, thể hiện sự phấn khích xung quanh cơ hội có một không hai này.
Các chuyến bay khác của Delta dự kiến diễn ra cùng ngày cũng có thể mang lại cơ hội quan sát nhật thực từ trên không. Tuy nhiên, điều kiện sẽ không tốt bằng chuyến bay Delta 1218.
Lưu ý rằng nhật thực tháng 4 sẽ là nhật thực toàn phần cuối cùng có thể nhìn thấy được từ Hoa Kỳ cho đến năm 2044. Đối với Pháp, lần nhật thực tiếp theo có thể quan sát diễn ra vào ngày 3/9/2081.

Tàu vũ trụ chụp hình ảnh lạ ở nơi NASA tin là có sự sống
Thế giới mà một tàu săn sự sống của NASA sẽ hướng đến trong năm 2024 tiếp tục để lộ điều hấp dẫn.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất và người "bạn đồng hành kỳ lạ"
Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hệ thống sao đôi kỳ lạ, nơi có ngôi sao nhỏ nhất từng được phát hiện.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.
