Chuyên gia dinh dưỡng: Đừng dại ăn chuối thay bữa sáng

Đúng là chuối có đường và có thể cung cấp một chút ít năng lượng nhưng bạn đừng dại dột chỉ ăn chuối làm thực phẩm duy nhất cho bữa sáng.

Nhiều người có thói quen ăn chuối vào buổi sáng để thay thế cho các bữa ăn sáng đủ chất vì lý do bận rộn hoặc phải đi để kịp giờ. Họ cũng cho rằng, chuối có đường và đủ cung cấp năng lượng hoạt động từ đó tới trưa. Tuy nhiên thực tế thì đây là một suy nghĩ sai lầm và tốt nhất không ăn chuối thay cho bữa sáng đầy đủ dưỡng chất.

Chuyên gia dinh dưỡng: Đừng dại ăn chuối thay bữa sáng
Bạn không nên chỉ ăn chuối vào bữa sáng.

Bữa sáng bằng chuối có thể cung cấp cho bạn nhiều kali, vitamin B6, không có cholesterol và natri nhưng đây vẫn không phải là một bữa ăn sáng đầy đủ để chào đón ngày mới.

Chuyên gia dinh dưỡng, Tiến sĩ Daryl Gioffre chia sẻ với báo The Mirror cho biết: "Chuối dường như là sự lựa chọn hoàn hảo để ăn vào buổi sáng nhưng nếu đi sâu tìm hiểu, bạn sẽ thấy rằng việc chỉ ăn chuối vào buổi sáng không phải là lựa chọn tốt nhất vì chúng chỉ có 25% đường và có độ axit vừa phải. Nó sẽ giúp cung cấp một nguồn năng lượng tức thời nhưng nhanh chóng thôi, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và đói bụng vì hết năng lượng".

Tiến sỹ Gioffre khuyên rằng, bạn không nên chỉ ăn chuối vào bữa sáng. Nếu ăn thì nên ăn cùng với các chất khác như chất béo hoặc với các loại gia vị. Vì chuối có tính axit nên bạn sẽ phải trung hòa axit để hấp thụ tối đa lợi ích từ kali, chất xơ và magie mà không cần đến đường. Đặc biệt nếu ăn chuối khi bụng đói có thể gây tiết dịch vụ dạ dày và lâu dần gây viêm loét dạ dày.

Ngoài ra bạn cũng cần biết ăn chuối vào thời điểm nào là tốt nhất. Thông thường, bạn chỉ nên ăn 1-2 quả chuối/ngày để tránh bị thừa kali trong cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên ăn chuối sau khi ăn cơm khoảng 1-2 tiếng, đặc biệt là buổi tối để tốt cho hệ tiêu hóa.

Cuối cùng cần lưu ý rằng, một số người không nên ăn chuối như người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường hay bệnh thận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao lại có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn?

Tại sao lại có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn?

Buồn nôn là một trạng thái không thoải mái của dạ dày, cảm giác sóng cuộn, khó chịu trong bụng và cổ họng.

Đăng ngày: 25/09/2019
Cô gái chảy

Cô gái chảy "nước mắt pha lê"

Satenik Kazaryan 22 tuổi, mỗi ngày chảy khoảng 50 giọt nước mắt pha lê sắc cạnh khiến mắt vô cùng đau đớn.

Đăng ngày: 25/09/2019
Lý giải khoa học cực kỳ thuyết phục cho hiện tượng ăn xong là thấy buồn ngủ của dân công sở

Lý giải khoa học cực kỳ thuyết phục cho hiện tượng ăn xong là thấy buồn ngủ của dân công sở

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng ăn xong là thấy buồn ngủ có nguyên nhân là do khi chúng ta ăn no, máu sẽ dồn xuống thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở dạ dày, dẫn đến lượng máu lên não giảm, qua đó gây buồn ngủ, mệt mỏi.

Đăng ngày: 24/09/2019
Đọc độ dày ở võ não, đoán ra sự khác biệt về bệnh tật giữa nam và nữ

Đọc độ dày ở võ não, đoán ra sự khác biệt về bệnh tật giữa nam và nữ

Các nhà khoa học Hàn Quốc vừa chỉ ra sự khác biệt về các loại bệnh tật giữa nam và nữ có tương quan với độ dày của vỏ não.

Đăng ngày: 24/09/2019
Xăm hình có thể để lại niken và crôm trong các hạch bạch huyết

Xăm hình có thể để lại niken và crôm trong các hạch bạch huyết

Nếu bạn nhìn vào các hạch bạch huyết của một người có nhiều hình xăm, bạn sẽ nhận thấy một điều rất kỳ lạ đó là sự tồn tại của những hạt kim loại siêu nhỏ.

Đăng ngày: 24/09/2019
Ô nhiễm do khói xe: Nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh về mắt

Ô nhiễm do khói xe: Nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh về mắt

Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên tiếp xúc với khói xe có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt, thoái hóa điểm vàng.

Đăng ngày: 23/09/2019
Collagen là gì? Collagen có tác dụng gì đối với cơ thể?

Collagen là gì? Collagen có tác dụng gì đối với cơ thể?

Khi nhắc đến thần dược của sắc đẹp, đặc biệt là làn da thì chắc rằng mọi người sẽ nghĩ ngay đến Collagen.

Đăng ngày: 23/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News