Chuyên gia dự báo Nga có thể phải dời thủ đô đến Siberia vì biến đổi khí hậu
Một chuyên gia hôm 23/5 cảnh báo, nhiệt độ gia tăng có thể khiến Moscow không còn là nơi có thể sống được, nên Nga sẽ buộc phải dời thủ đô đến Siberia.
Aleksey Korkorin, lãnh đạo bộ phận khí hậu và năng lượng thuộc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Nga, cho hay dù việc “trung hòa carbon” trên toàn thế giới có thể đạt được từ những năm 2060, nhưng nhiệt độ toàn cầu thời điểm này vẫn tăng 2 - 2,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Điện Kremlin.
Theo vị chuyên gia, sự gia tăng nhiệt độ sẽ khiến các đợt nắng nóng quy mô lớn xuất hiện thường xuyên hơn.
“Mức nóng mà chúng ta từng đón nhận 10 năm/lần sẽ xảy đến 3 năm/lần. Bạn có thể sống, nhưng bạn phải tìm cách thích nghi”, ông Korkorin nói với hãng thông tấn RIA Novosti.
Cũng theo ông Korkorin, trong trường hợp xấu nhất, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng thêm 4,5 - 5 độ C trước khi thế giới đạt được mục tiêu “trung hòa carbon”. Với mức nhiệt tăng như trên, mùa hè sẽ trở nên cực nóng. Còn đối với Nga, kịch bản đó có thể buộc nước này phải dời thủ đô Moscow.
“Đó là một cuộc sống khác, nghĩa là vào mùa hè, có thể không thể sống được ở một đô thị như Moscow. Thủ đô mới sẽ là Krasnoyarsk hoặc Novosibirsk”, ông Kokorin nhắc tới 2 thành phố lớn ở Siberia. Song, ông cũng thừa nhận khả năng tình hình khí hậu xấu đi nhanh chóng vẫn còn khá mong manh.
Nhiều nhà khí hậu học đã nghi ngờ lo ngại của ông Kokorin. Ông Aleksander Chernokulsky tại Viện Vật lý khí quyển Nga nhận định, “khả năng các đợt nắng nóng sẽ xảy ra thường xuyên hơn, và Siberia cũng không phải ngoại lệ”.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
