Chuyên gia Israel: Chỉ cần tiêm đến mũi thứ 3 là đủ chống Covid-19 lâu dài

Liệu mũi vaccine thứ 3 có giúp chúng ta chấm dứt đại dịch?

Theo hãng tin CNBC, bác sĩ-giáo sư Eyal Leshem của Trung tâm y tế Sheba Medical Center nhận định 3 mũi tiêm hiện nay có lẽ đã đủ để đảm bảo kháng thể lâu dài chống dịch Covid-19.

Cụ thể, giáo sư Leshem nhận định các hãng dược vẫn sẽ điều chỉnh vaccine chống lại những biến thể mới nhưng con người có lẽ sẽ không cần tiêm thêm quá nhiều nếu các biến thể này có triệu chứng nhẹ như Omicron.

"Có thể những người đã tiêm 2-3 mũi vaccine rồi bị phơi nhiễm trong đợt lây nhiễm Omicron lần nay hay những lần bùng phát của các biến thể trong tương lai sẽ không cần tiêm mũi bổ sung nữa", giáo sư Leshem nhận định.

Mặc dù vậy, Israel vẫn tiến hành tiêm mũi bổ sung thứ 4 từ cuối năm 2021 cho những người cao tuổi, các nhân viên y tế hay đối tượng có kháng thể kém trước virus.

Chuyên gia Israel: Chỉ cần tiêm đến mũi thứ 3 là đủ chống Covid-19 lâu dài
3 mũi tiêm hiện nay có lẽ đã đủ để đảm bảo kháng thể lâu dài chống dịch Covid-19.

Bác sĩ Leshem cho biết lần tiêm mũi bổ sung này không nhận được nhiều sự ủng hộ của các nhà khoa học như những lần trước. Tuy nhiên quyết định trên vẫn được đưa ra dựa trên kết quả suy giảm kháng thể sau 2 lần tiêm trước, qua đó tạo nên quyết định tiêm nhắc lại.

"Chúng tôi hiện có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy mũi tiêm bổ sung thứ 4 sẽ giúp tăng cường bảo vệ người dân. Động thái này đơn thuần chỉ dựa trên ý kiến cá nhân của một số chuyên gia hơn là một nghiên cứu khoa học toàn diện. Tất nhiên chúng tôi sẽ dùng ý kiến chuyên gia khi không có đủ dữ liệu thu thập và chuyện này thường diễn ra trong ngành y", giáo sư Leshem nhấn mạnh.

Trong khi đó, các quốc gia khác cũng đang phân vân về mũi tiêm thứ 4 liệu có thực sự cần thiết. Tuần trước, Anh tuyên bố mũi bổ sung thứ 4 này không cần thiết dù vấn đề vẫn đang được xem xét thêm. Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) thì khuyến nghị những người suy giảm kháng thể sau thời gian tiêm chủng nên tiêm lại vaccine bằng mũi bổ sung.

Tháng 12/2021, CEO Albert Bourla của Pfizer tuyên bố thế giới cần mũi tiêm thứ 4 sớm hơn dự đoán do biến chủng Omicron lây lan quá mạnh. Dẫu vậy Tổ chức y tế thế giới (WHO) cảnh báo việc tiêm chủng mũi bổ sung quá lan tràn tại những nước giàu sẽ cản trở tiến trình chống dịch bởi các nước nghèo, vốn là nơi virus có cơ hội đột biến, vẫn đang thiếu vaccine.

Quốc gia tiêm chủng nhanh nhất thế giới

Hãng tin CNBC đánh giá Israel là quốc gia có tốc độ tiêm chủng thuộc hàng nhanh nhất thế giới với 71% người dân đã tiêm mũi 1 và 64% đã tiêm cả 2 mũi. Gần 50% dân số nước này đã tiêm mũi bổ sung thứ 3.

Hiện nay những người Israel đã tiêm 2 mũi quá 6 tháng không còn được coi là tiêm chủng đầy đủ nữa và buôc phải tiêm thêm mũi bổ sung. Tất cả công dân Israel trên 12 tuổi đều được tiêm mũi bổ sung thứ 3 nếu đủ điều kiện trên toàn quốc.

Chuyên gia Israel: Chỉ cần tiêm đến mũi thứ 3 là đủ chống Covid-19 lâu dài

Tại quốc gia Do Thái này, tất cả người dân phải xuất trình bằng chứng điện tử về việc đã tiêm chủng đầy đủ, hoặc là người bệnh đã phục hồi thì mới được vào các cơ sở giải trí như trung tâm thương mại, nhà hàng, bảo tàng hay phòng gym.

Vào ngày 9/1/2022, Israel ghi nhận tới 30.970 ca dương tính, mức cao nhất kể từ khi chiến dịch xét nghiệm diện rộng được tiến hành đến nay. Trong tuần kết thúc vào ngày 9/1, Israel ghi nhận 136.569 người dương tính, mức tăng 331% so với tuần trước đó.

Số ca nhập viện tại Israel đã tăng nhưng vẫn chưa bằng được mức đỉnh trong các đợt bùng dịch trước đó. Đáng ngạc nhiên hơn là số trường hợp tử vong vì dịch tại đây không tăng bất chấp biến thể Omicron đang lây lan rộng.

Bình quân trong 1 tháng qua, cứ mỗi ngày lại có 2 người Israel qua đời vì dịch bệnh trong khi con số này là hơn 60 ca tử vong/ngày thời điểm tháng 1/2021.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mới về triệu chứng Covid-19 kéo dài

Phát hiện mới về triệu chứng Covid-19 kéo dài

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng máu của nhiều người khỏi bệnh Covid-19 có vi huyết khối, được cho là nguyên nhân của những triệu chứng dai dẳng dù đã âm tính với virus.

Đăng ngày: 11/01/2022
Phát hiện biến thể lai giữa Delta và Omicron

Phát hiện biến thể lai giữa Delta và Omicron

Ngày 8-1, truyền thông quốc tế đưa tin các nhà khoa học ở Cyprus đã phát hiện biến thể mới " kết hợp các yếu tố của biến thể Delta và Omicron"

Đăng ngày: 10/01/2022
Thời điểm nào F0 dễ lây lan virus?

Thời điểm nào F0 dễ lây lan virus?

Thời điểm nào người bệnh Covid-19 có thể làm phát tán virus mạnh nhất?

Đăng ngày: 08/01/2022
Chiết xuất từ vi khuẩn ngăn nCoV bám vào tế bào

Chiết xuất từ vi khuẩn ngăn nCoV bám vào tế bào

OM-85, hợp chất phân giải tế bào lấy từ vi khuẩn, có thể ngăn chặn lây nhiễm nCOV bằng cách giảm khả năng liên kết của virus với thụ thể ACE2 ở bề mặt tế bào phổi.

Đăng ngày: 07/01/2022
Trung Quốc hé lộ thông tin chi tiết về phiên bản

Trung Quốc hé lộ thông tin chi tiết về phiên bản "tàng hình" của biến thể Omicron

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố thông tin chi tiết về dòng BA.2 của biến thể “siêu đột biến” Omicron.

Đăng ngày: 06/01/2022
CORBEVAX: Loại vaccine Covid đặc biệt nhất thế giới, hơn cả Pfizer, Moderna hay AstraZeneca

CORBEVAX: Loại vaccine Covid đặc biệt nhất thế giới, hơn cả Pfizer, Moderna hay AstraZeneca

CORBEVAX giống như một món quà dành cho toàn nhân loại - theo lời các chuyên gia y tế.

Đăng ngày: 06/01/2022
WHO thông báo về biến thể mới IHU phát hiện lần đầu tiên ở Pháp

WHO thông báo về biến thể mới IHU phát hiện lần đầu tiên ở Pháp

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng về biến thể của virus SARS-CoV-2, có tên gọi là IHU hay B.1.640.2, được phát hiện đầu tiên ở Pháp cuối năm 2021.

Đăng ngày: 06/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News