Cơ hội gửi thông điệp cuối cùng đến người ngoài hành tinh
Các nhà khoa học đang gấp rút cho ra đời thông điệp ngắn cuối cùng gửi đến người ngoài hành tinh trước khi tàu vũ trụ mang thông tin về Trái Đất rời khỏi hệ Mặt Trời.
Khi bộ đôi tàu thăm dò Voyager khởi hành vào những năm 1970, chúng mang theo hình ảnh về đời sống trên Trái Đất với hy vọng một ngày nào đó, những người ngoài hành tinh bắt gặp thiết bị thăm dò và phần nào hiểu biết về con người.
Chuẩn bị thông điệp ngắn gửi người ngoài hành tinh
Những tấm nhôm mạ vàng được đặt trên tàu, mã hóa thông tin về lịch sử, địa lý, toán học, vật lý, các sáng tác âm nhạc vĩ đại nhất của con người và cả âm thanh của một người đang yêu.
Tàu thăm dò Voyager mất 12 năm để lập bản đồ các hành tinh trong hệ Mặt Trời. (Ảnh: NASA).
Hiện nay, sau gần 4 thập kỷ, các nhà khoa học tin rằng Trái Đất đã thay đổi đến mức cần tạo ra một bản cập nhật. Họ muốn thông tin cho người ngoài hành tinh về sự phát triển của mạng Internet, dân số tăng gấp đôi và những mối lo sợ trước tình trạng thay đổi khí hậu.
Chris Riley, giáo sư khoa học và truyền thông ở Đại học Lincoln, Anh, dự tính có thể vận dụng năng lượng còn lại từ Voyager để phát đi một thông điệp mới. Vấn đề là bộ lưu trữ dữ liệu trôi nổi này ở cách Trái Đất 20 tỷ km và có thể đã rời khỏi hệ Mặt Trời.
Thông điệp mới không thể dài hơn 1.000 ký tự bởi hạn chế của băng tần đối với khoảng cách lớn. Các nhà khoa học cần quyết định nội dung thông điệp sớm khi còn có thể liên lạc với tàu thăm dò.
Theo Riley, các nhà khoa học vẫn có cơ hội cập nhật chân dung con người. Bộ nhớ máy tính trên tàu Voyager đủ để lưu trữ một thông điệp ngắn cuối cùng ở dạng văn bản trước khi tàu cạn năng lượng vào những năm 2020.
Một tấm nhôm mạ vàng trên tàu Voyager. (Ảnh: NASA).
"Chúng ta phóng rất ít tàu vũ trụ ra ngoài hệ Mặt Trời, và đây là cơ hội hiếm hoi để gửi thông điệp cuối cùng đến các hành tinh khác qua Voyager. Thông tin trên những tấm đĩa nhôm mạ vàng rất thú vị, nhưng chúng ta có cơ hội để cho những nền văn minh ngoài vũ trụ biết về cuộc sống trên Trái Đất hiện nay, những thách thức chúng ta phải đối mặt, cách chúng ta toàn cầu hóa. Rất nhiều thay đổi đã diễn ra sau khi tàu Voyager rời đi", The Telegraph hôm 17/10 dẫn lời Riley.
Rời Trái Đất vào mùa hè năm 1977, hai tàu thăm dò Voyager 1 và 2 dành 12 năm lập bản đồ các hành tinh trong hệ Mặt Trời trước khi tiến vào vành đai Kuiper, hướng về khu vực xa xôi trong vũ trụ. Theo các nhà nghiên cứu, tàu Voyager có thể đã rời hệ Mặt Trời vào năm 2014.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
