Có tới 29 hành tinh khác đang theo dõi nền văn minh của người Trái đất

Một nhóm khoa học gia Mỹ khẳng định người Trái đất không phải giống loài duy nhất trong vũ trụ có tham vọng tìm thấy một nền văn minh ngoài hành tinh.


Một hành tinh khác từ một hệ sao khác có thể có sự sống và một nền văn minh với kỹ thuật quan sát thiên văn tiên tiến - (Ảnh đồ họa từ NASA).

Theo Science Alert, công trình phối hợp giữa Đại học Cornell và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ (đặt tại New York) đã xác định được 2.034 hệ sao cùng thiên hà có thể sở hữu góc độ thuận lợi để quan sát Trái đất, nếu như ở đó có một hành tinh có sự sống. Chúng đều cách Trái đất tối đa 326 năm ánh sáng.

Trong số đó, người từ 1.715 hệ sao có thể đã phát hiện ra Trái đất khi nền văn minh nhân loại nở rộ vào 5.000 năm trước, 319 thế giới khác có thể phát hiện ra chúng ta trong vòng 5.000 năm tới.

Sàng lọc kỹ càng hơn, các nhà khoa học tiếp tục tuyển chọn ra 29 hệ sao gần Trái đất và sở hữu ít nhất 1 hành tinh đá nằm trong "vùng sự sống", nơi có thể tồn tại một nền văn minh ngoài hành tinh, đủ để xác định các dấu hiệu sự sống Trái đất bằng các công cụ thiên văn cũng như bắt được sóng vô tuyến từ chúng ta.

Theo Daily Mail, công trình này nhằm cung cấp sự định hướng cần thiết cho James Webb – kính viễn vọng không gian mà NASA sắp phóng lên vũ trụ. Các công cụ quan sát trước đây đã tìm ra rất nhiều thế giới ngoài hành tinh có khả năng tồn tại sự sống, thậm chí là tồn tại một nền văn minh, nhưng không đủ để nhìn sâu vào bên dưới bầu khí quyển các ngoại hành tinh quan sát sự sống trên các thế giới ấy. James Webb được kỳ vọng sẽ làm được điều đó.

Giáo sư Lisa Kaltenegger, Giám đốc Viện Carl Sangan thuộc Đại học Cornell và nhà vật lý thiên văn Jackie Faherty từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia cho biết họ đã tìm kiếm các hành tinh nói trên từ dư liệu của kính viễn vọng Gaiga của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News