Cơn bão Ciaran hoành hành ở châu Âu được gọi là “quả bom thời tiết” do những điểm khác thường đến thế nào?

Bão Ciaran - đang làm mưa làm gió theo đúng nghĩa đen ở một số nước châu Âu - đã được các cơ quan khí tượng gọi là “bão bom” hay “quả bom thời tiết”. Vậy những đặc điểm khác thường gì đã khiến cơn bão này được gọi như vậy?

Cơ quan khí tượng Vương quốc Anh (Met Office) đã phải ra cảnh báo kép về cả mưa lớn lẫn gió mạnh khi nhiều vùng ở đây phải trải qua tình trạng thời tiết “tồi tệ nhất”. Đó là vì cơn bão Ciaran - được gọi là “quả bom thời tiết khổng lồ” - đang phô diễn sức mạnh của nó.

Nhà khí tượng Scott Duncan đã miêu tả bão Ciaran là “một cơn bão bom thực sự” và giải thích: “Nó là một cơn bão với gió mạnh điên cuồng. Và bão Ciaran, thật không may, lại đạt đến cường độ đỉnh điểm khi nó ập vào các bờ biển châu Âu”.


Đường phố ngập lụt ở Anh do bão Ciaran. (Ảnh: Sky News).

Vậy “bão bom” hay “bom thời tiết” là gì? Đây là những cụm từ chỉ một vùng áp thấp trong đó áp lực ở trung tâm giảm mạnh trong khoảng thời gian 24 giờ, theo trang Express. Điều này được gọi là sự hình thành xoáy thuận bùng nổ, hay ngắn gọn hơn là “bão bom” hoặc “bom thời tiết”.

Đây là một hiện tượng thời tiết hiếm gặp, và nhà khí tượng Alex Deakin giải thích thêm: “Để được gọi là một “quả bom thời tiết”, vùng áp thấp/ cơn bão đó phải thực sự mạnh lên và áp suất giảm sâu, và quá trình này phải xảy ra rất nhanh”. Tất cả những điều này lại hút không khí hội tụ từ các khu vực xung quanh vào, dẫn đến việc cột không khí xoáy ngày càng nhanh hơn và nhanh hơn nữa. Để dễ hình dung, bạn có thể tưởng tượng việc các vận động viên trượt băng xoay nhanh hơn bằng cách thu cánh tay vào. Kết quả là gió trong cơn bão sẽ đạt sức mạnh đỉnh điểm, có thể giật đổ cây cối và tàn phá các công trình.


Ngập lụt ở Wales do bão Ciaran. (Ảnh: WalesOnline).

Tính đến sáng nay, 3/11, ít nhất 7 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong khi bão Ciaran “vùi dập” nhiều vùng ở phía Tây Bắc châu Âu với sức gió lên đến 200 km/h, theo trang The Guardian. Các trường học đã phải đóng cửa, các công ty hàng không và tàu hỏa tạm dừng dịch vụ, nhiều nhà cửa đã bị hư hại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Đăng ngày: 10/05/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO

Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO

El Nino, La Nina và ENSO đều là những hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News