Côn trùng có thể bay cao đến cỡ nào?

Theo BBC Science Focus, có ba yếu tố chính giới hạn độ cao mà các loài côn trùng có cánh có thể vươn tới. Đó là mật độ không khí, nhiệt độ, sự sẵn có oxy.

Cả ba yếu tố này đều liên quan tới thực tế là lực hấp dẫn của Trái đất càng lên cao hơn mực nước biển bao nhiêu thì càng yếu đi bấy nhiêu, làm cho các phân tử không khí bị phân tán. Với cùng một thể tích không khí, số phân tử ít hơn sẽ làm cho không khí trở nên “loãng” hay ít đặc hơn.


Ong nghệ có thể di chuyển cánh của chúng để duy trì việc bay cao trong không khí loãng.

Khi mật độ không khí giảm, việc bay cao sẽ ngày càng thử thách hơn vì số phân tử không khí mà cánh của một chú côn trùng đẩy đi sẽ ít hơn. Cũng giống như chúng ta, côn trùng cần khí oxy để sống sót, nhưng ở độ cao 6km trở lên thì nồng độ oxy thấp hơn 50% nồng độ oxy ở mực nước biển, làm cho việc duy trì đập cánh khó khăn hơn.

Cuối cùng, ít phân tử hơn nghĩa là hơi nóng tạo ra do các phân tử va đập ngẫu nhiên vào nhau cũng ít hơn. Nhiệt độ thay đổi theo những cách phức tạp theo độ cao, và một số lớp không khí ấm hơn các lớp khác, nhưng giữa Trái đất và độ cao 10km thì nhiệt độ sẽ giảm dần tới mức thấp hơn 50 độ C.

Mặc cho những trở ngại này, một số loài côn trùng đã phát triển những chiến lược cho phép chúng bay trên cao. Theo một nghiên cứu khoa học năm 2014, ong nghệ sống ở độ cao 3,25km trên mực nước biển sử dụng các độ cơ bay khác nhau khi bay lên những mốc cao hơn, di chuyển cánh của chúng để duy trì việc bay cao trong không khí loãng.

Trong phòng thí nghiệm, ong nghệ thậm chí có thể bay trong những phòng giả lập mật độ không khí và nồng độ oxy ở độ cao 9km – cao hơn cả đỉnh Everest (Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao 8.849m). Trong thực tế, giá lạnh ở những độ cao như thế sẽ làm tê liệt các cơ bay của ong.

Ong nghệ (bumblebee) là tên gọi các loài ong thuộc chi Bombus trong họ Apidae. Ong nghệ phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu, ngoài ra cũng có mặt ở Nam Mỹ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết

Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết

Bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cách nuôi dưỡng nụ, giữ hoa đào tươi lâu, được bền hoa và bông nở đẹp trong những ngày Tết.

Đăng ngày: 24/02/2025
8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ

Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ "siêu nhỏ" ung dung sống?

Có tới hàng trăm con Demodex, hay còn gọi là bọ lông mi, sống ở những vùng khác nhau trên mặt người. Ban ngày chúng trốn kỹ, ban đêm mới trườn ra bề mặt da người để giao phối và đẻ trứng...

Đăng ngày: 23/02/2025
Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Đăng ngày: 17/02/2025
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Đăng ngày: 05/02/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News