Công nghệ giúp Trung Quốc xây lò phản ứng nhanh hơn

Hualong One, lò phản ứng hạt nhân do Trung Quốc thiết kế, ứng dụng nhiều công nghệ xây dựng tiên tiến giúp tiết kiệm chi phí.

Hai dự án thử nghiệm Hualong One (Hoa Long 1), một ở thành phố Phúc Thanh, Trung Quốc và một ở Karachi, Pakistan, hoàn thành vào năm 2022 và đang hoạt động tốt kể từ sau đó. Hiện nay, các kỹ sư Trung Quốc đang tìm cách xây dựng lò phản ứng Hoa Long 1 nhanh và tốt hơn ở Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến phía đông nam Trung Quốc để cải tiến hiệu quả về mặt chi phí, chất lượng và tính cạnh tranh, CGTN hôm 13/5 đưa tin.


Nhà máy điện hạt nhân Hualong One đang được xây dựng ở Chương Châu. (Ảnh: CGTN).

"Từ khi bắt đầu xây dựng tổ máy 1 ở Chương Châu, chúng tôi đã cố gắng tăng cường độ an toàn và quản lý chất lượng với yêu cầu cao hơn. Chúng tôi nỗ lực xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo cách hiệu quả hơn để tăng lợi nhuận", Song Fengwei, tổng giám đốc công ty năng lượng CNNC Guodian Zhangzhou, chia sẻ.

Theo Song, để đạt mục tiêu trên, nhóm của ông đạt bước tiến lớn về mặt sáng kiến công nghệ. "Một mặt quan trọng là xây dựng theo kiểu module. Đó là lắp ráp những phần đúc sẵn thành cấu trúc hoàn chỉnh bên trong nhà máy ở nơi khác, trước khi vận chuyển tới công trường xây dựng và lắp đặt tại chỗ", Song giải thích.

Phương pháp này giúp nâng cao đáng kể hiệu quả và chất lượng. Song và đồng nghiệp cũng tối ưu hóa quy trình xây dựng. "Ví dụ, thiết bị chính được nâng vào bên trong tòa nhà chứa lò phản ứng trước khi dựng vòm che, gọi là kỹ thuật "open top". Tương tự xây một ngôi nhà, cách thông thường là xây mái trước khi đưa đồ nội thất vào. Ở đây, chúng tôi thay đổi trình tự, đổi thành đưa nội thất vào trước khi cất mái", Song cho biết.

Lợi ích chính của phương pháp trên là trình tự liền nhau lúc đầu của kỹ thuật dân dụng và lắp đặt thiếu bị được tối ưu hóa để tiến hành song song, nhờ đó tăng cường đáng kể hiệu suất xây dựng. Trong khi tiếp tục xây dựng những tổ máy sau, Song hy vọng có thể nâng cao hơn nữa hiệu suất và cắt giảm chi phí.

6 tổ máy Hoa Long 1, mỗi tổ có công suất lắp đặt hơn 1 triệu kilowatt sẽ được xây ở nhà máy điện hạt nhân Chương Châu. Ngoài ra, các kỹ sư còn chừa diện tích cho hai tổ máy nữa. Việc thi công tổ máy 1 diễn ra vào tháng 1/2019 và tổ máy 2 bắt đầu một năm sau đó (tháng 9/2020). Theo dự kiến, tổ máy 1 sẽ hoàn thành vào tháng 10 năm sau và tổ máy 2 sẽ hoàn thành năm 2025. Công ty CNNC Guodian Zhangzhou đã xin cấp phép xây dựng tổ máy 3 và 4 vào tháng 12/2022, bắt đầu cuối năm nay.

Toàn bộ dự án gồm 8 tổ máy sẽ hoàn thành năm 2035, có thể sản xuất 72 tỷ kWh điện mỗi năm sau khi hoàn thành. Dự án nằm dưới quyền sở hữu và vận hành của công ty CNNC Guodian Zhangzhoudo do Tập đoàn nguyên tử quốc gia Trung Quốc (CNNC) và tập đoàn China Guodian thành lập.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Đăng ngày: 03/04/2025
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 30/03/2025
Trung Quốc thử nghiệm tàu siêu tốc có thể nhanh ngang máy bay

Trung Quốc thử nghiệm tàu siêu tốc có thể nhanh ngang máy bay

Trung Quốc lần đầu thử nghiệm thành công tàu siêu tốc chở khách có thể bay trong đường ống chân không với tốc độ 1.000km/h.

Đăng ngày: 24/03/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 16/03/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 14/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News