Công nghệ kiểm soát bức xạ mặt trời: Đã đến lúc?

Một nhóm 60 nhà khoa học hàng đầu, bao gồm cựu Giám đốc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) James Hansen và được dẫn đầu bởi giáo sư khoa học khí quyển Sarah Doherty từ Trường ĐH Washington, đã cùng công bố một bức thư ngỏ vào ngày 27-2, trong đó kêu gọi nghiên cứu kỹ thuật điều chỉnh bức xạ mặt trời, tức "solar geogeoengineering" ("quản trị bức xạ mặt trời"), nhằm tạm thời làm mát Trái đất.

Phương pháp này liên quan đến việc phun các hạt aerosol dạng sương mù vào bầu khí quyển, tạo thành một lớp "mây" nhân tạo giúp phản xạ ánh sáng mặt trời, từ đó làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu.

Tạp chí Politico trích dẫn lập luận của nhóm rằng họ không xem đây là một giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu nhưng thực tế là cắt giảm ô nhiễm thôi chưa đủ.

"Việc giảm lượng khí thải rất quan trọng nhưng không có mức giảm thiểu nào được thực hiện hiện nay có thể đảo ngược tác động nóng lên của khí thải nhà kính trong quá khứ và hiện tại" - nhóm khoa học gia viết, kêu gọi đánh giá khoa học một cách nhanh chóng, nghiêm ngặt về cách thức hoạt động của kỹ thuật trên cũng như những nguy hiểm tiềm tàng.

Công nghệ kiểm soát bức xạ mặt trời: Đã đến lúc?
Canada đang trải qua mùa đông ấm bất thường khiến những người câu cá trên băng hôm 22-2 gặp nguy hiểm vì băng mỏng. (Ảnh: REUTERS).

Gần như đồng thời, một báo cáo của nhóm chuyên gia do chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) cũng bàn luận về công nghệ này.

Họ cho rằng không nên sử dụng "nhóm công nghệ mang tính lý thuyết" liên quan đến phản xạ ánh sáng mặt trời bây giờ nhưng quan điểm này có thể thay đổi nếu các hành động khí hậu hiện tại chưa đủ, với điều kiện phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng.

Theo báo cáo, đây là giải pháp khả thi và có thể nhanh chóng "hạ nhiệt" trái đất trong vài năm, với chi phí được xem là "tương đối thấp" - tốn khoảng 20 tỉ USD để làm giảm 1 độ C/năm, mức giá trong tầm tay của nhiều quốc gia và tổ chức. Bù lại, cách làm này có thể gây ra mưa axít, làm suy yếu tầng ozon cùng nhiều tác dụng phụ chưa được biết đầy đủ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát triển tàu tự hành chạy bằng hydro lỏng đầu tiên

Phát triển tàu tự hành chạy bằng hydro lỏng đầu tiên

Tập đoàn HI-FIVED của Anh vừa nhận được tài trợ 6,46 triệu USD của chính phủ để phát triển tàu hydro nhằm khử carbon trong vận tải hàng hải.

Đăng ngày: 01/03/2023
Công nghệ trong Ant-Man liệu có tồn tại trong thực tế?

Công nghệ trong Ant-Man liệu có tồn tại trong thực tế?

Nhờ kỹ thuật sửa lỗi mới, Google đang tiến gần hơn đến một máy tính lượng tử có giá trị thương mại.

Đăng ngày: 28/02/2023
Giới khoa học lên kế hoạch biến chim chết thành máy bay không người lái

Giới khoa học lên kế hoạch biến chim chết thành máy bay không người lái

Các nhà khoa học Mỹ đang ấp ủ kế hoạch biến những con chim đã chết thành máy bay không người lái, sử dụng cho mục đích tuần tra, theo dõi.

Đăng ngày: 28/02/2023
Loại pin mới giúp chinh phục thử thách không gian trở nên dễ dàng

Loại pin mới giúp chinh phục thử thách không gian trở nên dễ dàng

NASA cho biết loại pin mới này có thể sẽ đặt nền tảng cho các chuyến thám hiểm, đổ bộ Sao Kim trong tương lai.

Đăng ngày: 27/02/2023
Trung Quốc nghiên cứu phát triển máy phát điện nano công suất 3.000 volt

Trung Quốc nghiên cứu phát triển máy phát điện nano công suất 3.000 volt

Các nhà nghiên cứu thiết kế máy phát điện nano mạnh nhất từ trước tới nay với điện áp 3.000 volt, mô phỏng cách cá đuối phóng điện để tự vệ.

Đăng ngày: 27/02/2023
Trung Quốc tạo ra kính hiển vi có thể chụp ảnh não sâu

Trung Quốc tạo ra kính hiển vi có thể chụp ảnh não sâu

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh đạt bước đột phá mới về kính hiển vi đa photon khi chụp thành công hình ảnh não sâu ở chuột.

Đăng ngày: 27/02/2023
Australia ra mắt máy bay cất hạ cánh thẳng đứng tầm hoạt động 1.000km

Australia ra mắt máy bay cất hạ cánh thẳng đứng tầm hoạt động 1.000km

Máy bay 8 cánh quạt Vertiia chở được 5 hành khách, có tốc độ tối đa 300km/h và dự kiến phục vụ mục đích y tế.

Đăng ngày: 24/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News