Cú đại bàng đẻ trứng sau 23 năm được cho là con đực

Con cú đại bàng gây sốc cho cả khu bảo tồn ở Anh khi đẻ một quả trứng bởi hơn 20 năm qua, nó luôn biểu hiện giống cú đực.

Cú đại bàng tên Kaln được cho là cú đực trong suốt 23 năm sinh sống ở khu bảo tồn Gloucester, Anh. Tuy nhiên, hôm 23/6, Kaln đẻ một quả trứng, gây bất ngờ cho các nhân viên chăm sóc nó, theo Vincent Jones, nhà sáng lập khu bảo tồn.

Cú đại bàng đẻ trứng sau 23 năm được cho là con đực
Quả trứng của Kaln chưa được thụ tinh và sẽ không nở thành con non. (Ảnh: BBC).

Quả trứng chưa được thụ tinh, do đó Kaln sẽ không có con non. "Tôi nghĩ nó cũng sốc không kém gì chúng tôi", Jones nói.

Phân biệt giới tính ở cú khá phức tạp bởi con đực và con cái có hình dáng bề ngoài rất giống nhau, theo nghiên cứu xuất bản hôm 24/1/2008 trên tạp chí Heredity. Khác với động vật có vú và nhiều loài, cú không có đặc điểm phân biệt rõ ràng ngay cả ở cơ quan sinh dục. Jones cũng chia sẻ khu bảo tồn ít chú ý tới giới tính của những con chim mà họ tiếp nhận do phần lớn được giải cứu từ chủ nuôi.

Theo vườn thú National Aviary, cú đại bàng Á-Âu cái đẻ 6 quả trứng trong thời gian một tháng vào cuối mùa đông. Kahn chưa bao giờ đẻ trứng trong 23 năm sống ở khu bảo tồn. Jones nói nó luôn bộc lộ những dấu hiệu của một con chim đực.

Ngay cả kiểm tra di truyền cũng không thể luôn phân rõ con đực và con cái ở nhiều loài cú, theo một nghiên cứu vào năm 2008. Cú cái có nhiễm sắc thể Z và W trong khi cú đực có hai nhiễm sắc thể Z. Nhưng hai loại nhiễm sắc thể đó cũng giống nhau đến mức rất khó xác định. Nhóm tác giả nghiên cứu từng thử phân biệt gene của cú đại bàng đực và cái nhưng không thành công.

Quanh thời gian đẻ trứng, Kaln tỏ ra buồn bực và gặp một số vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nó đã trở nên hoạt bát hơn và khỏe hơn vào hôm qua, theo Jones.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim mẹ dùng thuốc lá làm... thức ăn cho con?

Chim mẹ dùng thuốc lá làm... thức ăn cho con?

Hình ảnh cho thấy một con chim (giống hải âu) đen, gầy đang cho con ngậm mẩu thuốc lá bỏ rơi trên bãi biển.

Đăng ngày: 28/06/2019
Không riêng con người, nhiều loài khỉ đã bước vào thời kỳ đồ đá từ 3000 năm trước

Không riêng con người, nhiều loài khỉ đã bước vào thời kỳ đồ đá từ 3000 năm trước

Để thành công được như ngày hôm nay, con người đã phải trải qua một quá trình tiến hóa kéo dài hàng triệu năm, khởi nguồn bằng thời kỳ đồ đá từ 3,6 triệu năm trước.

Đăng ngày: 27/06/2019
Nhiều loài tuyệt chủng sống dậy ở

Nhiều loài tuyệt chủng sống dậy ở "Thành phố của Thần Khỉ"

Các nhà thám hiểm đến Thành phố mất tích của Khỉ Thần ở Honduras bị sốc nặng khi nhìn thấy nhiều sinh vật được cho là tuyệt chủng vẫn sống khỏe ở đây!

Đăng ngày: 26/06/2019
Phát hiện cơ chế thích ứng của động vật giáp xác khi thiếu oxy

Phát hiện cơ chế thích ứng của động vật giáp xác khi thiếu oxy

Loài động vật giáp xác thuộc chi Tigriopus californicus, không có mang để thở hoặc các phân tử mang oxy như hemoglobin thì lại có cơ chế mới để chống lại tình trạng nồng độ oxy thấp trong nước.

Đăng ngày: 26/06/2019
Cá sấu hé lộ điều kiện khí hậu Trái đất hàng triệu năm trước

Cá sấu hé lộ điều kiện khí hậu Trái đất hàng triệu năm trước

Cá sấu thường di cư đến vùng nước ấm ở Nam Phi và Bắc Phi để tránh bị ảnh hưởng nhiệt độ khí hậu giảm mạnh ở châu Âu.

Đăng ngày: 26/06/2019
Con quạ không chân khiến dân mạng hoảng sợ

Con quạ không chân khiến dân mạng hoảng sợ

Đoạn video lan truyền nhanh chóng trên mạng được đăng bởi người dùng Twitter keita_simpson, đạt được gần 9 triệu lượt xem.

Đăng ngày: 25/06/2019
Hi hữu: 12.000 người Nhật đi làm muộn chỉ vì 1 con ốc sên

Hi hữu: 12.000 người Nhật đi làm muộn chỉ vì 1 con ốc sên

Vào 9:40 phút sáng tại thành phố Kitakyushu trên đảo Kyushu, sự cố mất điện bỗng diễn ra trên tuyến Kagoshima.

Đăng ngày: 25/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News