Cứ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế là sẽ chụp được ảnh Trái đất đẹp lung linh? Thực tế không dễ như bạn nghĩ đâu

Đôi khi ngắm những bức ảnh chụp Trái đất lung linh từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), bạn có bao giờ nghĩ rằng mình cũng sẽ chụp được như vậy, chỉ cần lên ISS là xong? Trên thực tế, để chụp được hình Trái đất ấn tượng từ ISS là cả một quá trình khó khăn.

Phi hành gia Thomas Pesquet đã chia sẻ rất nhiều bức ảnh tuyệt đẹp về Trái đất được chụp từ ISS, nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, việc tạo ra những bức ảnh này không đơn giản như chỉ đi dạo vòng quanh trạm vũ trụ rồi bấm máy.


Phi hành gia Thomas Pesquet.

Pesquet đã chia sẻ hình ảnh trên cùng với một vài từ (bằng cả tiếng Pháp và tiếng Anh) về những gì cần thiết để tạo nên những hình ảnh tuyệt đẹp mà anh ấy thường chia sẻ trên Flickr và Twitter của mình.

“Một nửa công việc là phải lập kế hoạch tốt cho bức ảnh, và đối với chúng tôi, đó chính là bắt đầu với phần mềm điều hướng, Pesquet cho biết. "Nó cho phép chúng tôi lập danh mục các mục tiêu của mình (mặc dù tôi đã chuẩn bị trước nhiều mục tiêu trước khi rời Trái đất)".


Để chụp được 1 tấm ảnh đẹp từ không gian cũng không phải là điều đơn giản.

Pesquet nói rằng phần mềm mà anh và các phi hành gia khác có quyền truy cập sẽ cho họ biết vị trí ngày và đêm trên Trái đất và cũng cung cấp cho họ những dự đoán về độ che phủ của mây. Nhưng quan trọng nhất, anh nói, nó cho thấy quỹ đạo trong tương lai. Tuy hữu ích như vậy, nhưng vẫn không đủ thông tin để Pesquet đảm bảo chất lượng hình ảnh.

“Nhiều người nghĩ rằng chúng tôi có thể chụp ảnh một địa điểm cụ thể trên Trái đất theo ý muốn, nhưng điều đó khó hơn thế nhiều. Trước hết, chúng tôi chỉ bay qua các khu vực cụ thể theo định kỳ. Thứ hai, ngay cả khi chúng tôi bay qua một khu vực mình quan tâm, đó có thể là vào ban đêm nên sẽ không có gì để xem trừ khi đó là một thành phố có đèn đường sáng. Ánh sáng vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối nhìn chung cũng không đủ tốt. Sau đó, những đám mây có thể cản đường”, anh giải thích.


Phần mềm giúp dự đoán vị trí, thời gian trong ngày, ánh sáng, thời tiết.

“Cuối cùng, chúng tôi thường đi lố các khu vực… khi chúng tôi đang làm việc. Chẳng hạn, chúng tôi không thể bỏ mọi thứ đang làm lúc 14:35 vì chúng tôi thực sự muốn chụp ảnh thành phố, ngọn núi hoặc kỳ quan khác của Trái đất”.

Một điều cuối cùng đáng chú ý là ngay cả khi các phi hành gia nhận thức được vị trí giữa họ và những gì ở bên dưới họ, họ vẫn phải cố gắng phát hiện ra nó từ độ cao 400km và thiết lập camera.

Về các thiết bị chụp ảnh, Pesquet sử dụng Nikon D5 và ống kính 70-200mm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News