Cua đỏ đồng loạt "diễu hành" ở đảo Giáng Sinh
Hàng triệu con cua đỏ trên đảo Giáng Sinh đang trong mùa di cư từ bãi biển trở lại các cánh rừng, tạo nên một khung cảnh ngoạn mục và đầy màu sắc.
Sau khi cua mẹ đi từ rừng đến các bãi biển để đẻ trứng vào cuối năm, thì đầu năm tiếp theo sẽ là thời điểm hàng triệu con cua non bắt đầu hành trình nhiều km để trở lại các cánh rừng của đảo Giáng Sinh. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).
Đảo Giáng Sinh là một vùng lãnh thổ của Australia nằm ở Ấn Độ Dương, phía nam đảo Java của Indonesia. Hòn đảo nhỏ bé này nổi tiếng với loài cua đỏ có tên khoa học Gecarcoidea natalis. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).
Cứ đến mùa thu hàng năm (tương đương mùa xuân ở Bắc Bán cầu), hàng triệu con cua non sẽ phủ một màu đỏ lên các bãi biển trên hòn đảo và bắt đầu hành trình trở về rừng. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).
Khoảng một tháng trước đó, các con cua cái trưởng thành sẽ vác bụng bầu của mình để đi từ trong rừng, nơi chúng sinh sống, ra các bãi biển của đảo để đẻ trứng. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).
Những con cua mẹ này sẽ tập trung trên các mỏm đá và chờ đợi thời điểm thích hợp để đẻ trứng xuống biển. Vào thời gian này trong năm, trứng cua nhiều đến nỗi nước biển có màu đen của trứng. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).
Mỗi con cua cái có thể mang trong mình tới 100.000 trứng. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).
Chỉ riêng việc đẻ trứng vào nước biển cũng là một cuộc chiến sinh tồn đối với loài cua đỏ trên đảo, vì chúng là động vật trên cạn và không thể tồn dưới mặt nước. Sẽ có nhiều con cua mẹ bị sóng kéo xuống biển và ra đi mãi mãi. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).
Ngay khi chui ra khỏi trứng, những con cua con sẽ bắt đầu hành trình trở về cội nguồn - đó là những cánh rừng phía trong hòn đảo. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).
Nếu như màn di cư của những con cua mẹ giống với một cánh rừng đầy lá rụng, thì những con cua con sẽ bao phủ bờ biển của đảo Giáng Sinh với một màu đỏ đặc trưng. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).
Khi thủy triều rút cũng là lúc hàng triệu con cua non sẽ xuất hiện, và nếu có mặt ở hiện trường bạn hoàn toàn có thể nghe thấy âm thanh xào xạc của chúng. (Ảnh: Chris Bray/Guardian).

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.
