Cuộc đời tận hiến cho khoa học của "cha đẻ" giải Nobel

Nhà phát minh kiêm thương nhân người Thụy Điển Alfred Nobel không lấy vợ, từng nghiên cứu thuốc nổ khiến em trai mất mạng và dành hết tài sản cho giải Nobel.

Alfred trải qua tuổi thơ vất vả ở Stockholm. Ông sinh ngày 21/10/1833, cha ông tên Immanuel Nobel và mẹ ông là Andriette Ahlsell Nobel. Immanuel là một kỹ sư kiêm nhà phát minh. Cha của Alfred từng xây những cây cầu và tòa nhà, đồng thời thí nghiệm những cách phá đá khác nhau. Cùng năm Alfred chào đời, công việc kinh doanh của cha ông thua lỗ và phải đóng cửa. Năm 1837, Immanuel quyết định tìm vận may ở nơi khác bằng cách chuyển tới Phần Lan và Nga. Mẹ của Alfred rời Stockholm để chăm lo cho gia đình. Alfred có hai người anh trai là Robert sinh năm 1829 và Ludvig sinh năm 1831. Xuất thân từ một gia đình giàu có, mẹ ông mở cửa hàng rau củ, giúp trang trải cuộc sống gia đình.

Cuộc đời tận hiến cho khoa học của cha đẻ giải Nobel
Chân dung của Alfred Nobel. (Ảnh: Britannica).

Sau một thời gian, công việc kinh doanh của Immanuel ở St. Petersburg, Nga, bắt đầu khởi sắc. Ông mở một cửa hàng cơ khí cung cấp thiết bị cho quân đội Nga, đồng thời thuyết phục Sa hoàng và các vị tướng lĩnh tin rằng mìn nước có thể ngăn chặn tàu của quân thù tấn công St. Petersburg. Loại mìn này từng ngăn Hải quân Hoàng gia Anh tiếp cận St. Petersburg trong Chiến tranh Crimea năm 1853 - 1856. Với thành công ở Nga, Immanuel đưa cả gia đình tới St. Petersburg năm 1842. Năm 1843, em trai của Alfred là Emil chào đời. Cả 4 anh em học tiểu học cùng với gia sư. Những bài học của họ bao gồm khoa học tự nhiên, ngôn ngữ và văn học. Ở tuổi 17, Alfred có thể nói và viết bằng tiếng Thụy Điển, Nga, Pháp, Anh, Đức.

Tại Paris, Alfred làm việc trong phòng thí nghiệm tư của giáo sư T. J. Pelouze, một nhà hóa học nổi tiếng. Tại đó, ông gặp gỡ nhà hóa học trẻ tuổi người Italy Ascanio Sobrero. Trước đó 3 năm, Sobrero phát minh nitroglycerine, chất lỏng cực dễ nổ, được cho là quá nguy hiểm để ứng dụng thực tế. Alfred trở nên hứng thú với nitroglycerine và cách sử dụng hợp chất này trong xây dựng. Khi trở lại Nga sau thời gian du học, ông làm việc với cha ông để phát triển nitroglycerine thành thuốc nổ hữu dụng khả thi về mặt thương mại.

Chiến tranh Crimea kết thúc, công việc kinh doanh của cha Alfred kém đi và ông quyết định quay lại Thụy Điển. Hai người anh của Alfred là Robert và Ludvig ở lại Nga để cứu vãn việc kinh doanh của gia đình và trở nên thành công. Sau khi gia đình Nobel quay trở lại Thụy Điển năm 1863, Alfred tập trung vào phát triển nitroglycerine dưới dạng thuốc nổ nhưng những thí nghiệm khiến một số người tử vong, bao gồm em trai ông Emil. Chính phủ quyết định cấm thí nghiệm ở thành phố Stockholm.

Alfred không bỏ cuộc và chuyển sang thí nghiệm với sà lan hoặc thuyền đáy bằng trên hồ Mälaren. Năm 1864, ông bắt đầu sản xuất hàng loạt nitroglycerine nhưng vẫn không ngừng thử nghiệm với chất phụ gia khác nhau để sản xuất an toàn hơn nhiều. Thông qua thí nghiệm, ông nhận thấy trộn nitroglycerine với loại cát mịn mang tên kieselguhr có thể biến chất lỏng thành dạng sệt và tạo hình ở dạng que. Những que này sau đó có thể đặt trong hố khoan. Phát minh này ra đời năm 1866. Alfred được cấp bằng sáng chế vật liệu năm sau đó. Ông đặt tên cho nó là thuốc nổ. Ông cũng phát minh một loại ngòi nổ đi kèm. Loạt phát minh trên giúp giảm chi phí nhiều công trình xây dựng như đào đường hầm, nổ đá, xây cầu đường,...

Nhu cầu về thuốc nổ và ngòi nổ trong ngành xây dựng rất cao. Do đó, Alfred đã mở nhà máy ở 90 địa điểm. Ông sống ở Paris nhưng thường bay tới các nhà máy ở hơn 20 nước. Ông làm việc nhiều ở Stockholm (Thụy Điển), Hamburg (Đức), Ardeer (Scotland), Paris và Sevran (Pháp), Karlskoga (Thụy Điển) và San Remo (Italy). Ông cũng thí nghiệm sản xuất cao su tổng hợp, da và lụa nhân tạo. Vào thời điểm qua đời năm 1896, ông sở hữu 355 bằng sáng chế.

Alfred không có gia đình riêng. Khi ông đăng tin tìm thư ký trên báo, một người phụ nữ Áo tên Bertha Kinsky von Chinic und Tettau nhận được công việc. Sau thời gian ngắn làm việc, bà quay trở lại Áo và cưới bá tước Arthur von Suttner. Alfred và Bertha von Suttner duy trì quan hệ bạn bè và thư từ trong nhiều năm. Bertha ngày càng tích cực ủng hộ phong trào hòa bình. Sau này, khi nói về ý nguyện thành lập giải Nobel, Afred đã bao gồm giải thưởng cho cá nhân hoặc tổ chức xúc tiến hòa bình trên thế giới.

Alfred mất tại San Remo, Italy vào ngày 10/12/1896. Trong di chúc cuối cùng, ông để lại phần lớn tài sản để trao giải thưởng Nobel cho những cá nhân có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực vật y sinh, vật lý, hóa học, văn học và hòa bình. Năm 1901, giải Nobel đầu tiên được trao ở Stockholm, Thụy Điển và Kristiania (ngày nay là Oslo), Na Uy và kéo dài tới ngày nay (giải Nobel kinh tế được bổ sung muộn hơn vào năm 1968).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ai là nhà triết học

Ai là nhà triết học "điên rồ" nhất trong lịch sử nhân loại?

Triết học, từ thời cổ đại đến nay, luôn chứa đựng những trường phái tư tưởng phong phú, từ chủ nghĩa khắc kỷ đến chủ nghĩa hư vô.

Đăng ngày: 29/09/2024
Bi kịch về cái chết của người đàn ông cao nhất lịch sử nhân loại

Bi kịch về cái chết của người đàn ông cao nhất lịch sử nhân loại

Với chiều cao 2,72 mét, Robert Wadlow được coi là người đàn ông cao nhất lịch sử nhân loại. Nhưng một vết thương khá nhỏ đã giết chết “người khổng lồ Illinois" vào ngày 15 7 1940 ở tuổi 22.

Đăng ngày: 25/09/2024
Truyền thuyết về chiến binh thần thánh của Nhật Bản

Truyền thuyết về chiến binh thần thánh của Nhật Bản

Yamato Takeru là cái tên gắn liền với lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng trong văn hóa dân gian Nhật Bản.

Đăng ngày: 25/09/2024
Khi nhà phát minh thuốc kháng sinh bị lãng quên

Khi nhà phát minh thuốc kháng sinh bị lãng quên

16 năm trước khi Alexander Fleming phát hiện chất kháng sinh ức chế vi khuẩn ở nấm mốc, một nhà khoa học người Pháp cũng từng mô tả phát hiện tương tự trong luận văn.

Đăng ngày: 24/09/2024
Người Việt đầu tiên được vinh danh giải TechWomen 100

Người Việt đầu tiên được vinh danh giải TechWomen 100

TS Nguyễn Thụy Bá Linh được vinh danh tại giải thưởng TechWomen 100 với đóng góp trong nghiên cứu phát triển công nghệ vật liệu tiên tiến ứng dụng y sinh và tái tạo mô.

Đăng ngày: 19/09/2024
Williamina Fleming - Từ người hầu gái trở thành nhà thiên văn nổi tiếng

Williamina Fleming - Từ người hầu gái trở thành nhà thiên văn nổi tiếng

Từ người hầu gái, Williamina Fleming trở thành nhà thiên văn nổi tiếng, đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ phụ nữ trong lĩnh vực khoa học.

Đăng ngày: 08/09/2024
Cú nhảy dù thành công đầu tiên trên thế giới

Cú nhảy dù thành công đầu tiên trên thế giới

Louis-Sébastien Lenormand thực hiện cú nhảy dù thành công đầu tiên từ tòa tháp cao 26 m tại Montpellier, Pháp, năm 1783, mở đường cho dù phát triển mạnh.

Đăng ngày: 05/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News