Cuộc thảm sát đẫm máu hơn 500 con cá heo ở quần đảo Faroe, Đan Mạch

Chính quyền địa phương của quần đảo Faroe, lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, hôm 15/6 cho biết, hơn 500 con cá heo đã bị giết từ tháng 5.

Theo "grindadrap", một truyền thống của người Faroe, các thợ săn sẽ bao vây cá voi hoa tiêu và cá heo bằng một đội thuyền đánh cá xếp thành hình bán nguyệt rộng, sau đó lùa chúng vào vịnh nông khiến chúng mắc cạn. Các ngư dân trên bờ sẽ giết chúng bằng dao.

Cuộc thảm sát đẫm máu hơn 500 con cá heo ở quần đảo Faroe, Đan Mạch
Những người săn cá heo ở Leynar, quần đảo Faroe ngày 14/6. (Ảnh: AFP/Sea Shepherd).

Mỗi mùa hè, những hình ảnh về chuyến săn đẫm máu lại thu hút sự quan tâm trên khắp thế giới và khiến những người bảo vệ quyền động vật phẫn nộ, AFP hôm 15/6 đưa tin. Họ cho rằng hoạt động này rất dã man.

"Hôm qua có hai đợt grindadrap, một đợt có 266 con và đợt còn lại là 180 con, theo các báo cáo sơ bộ", một phát ngôn viên của chính quyền Faroese cho biết. Tính cả hai đợt mới, tổng cộng đã có 5 đợt grindadrap trong mùa săn năm nay, lấy mạng một số lượng lớn cá voi hoa tiêu (thuộc họ Cá Heo).

Tổ chức phi chính phủ về môi trường Sea Shepherd từng cản trở chuyến săn năm 2014 bằng tàu của mình. Sea Shepherd cũng chỉ trích việc tàu hải quân Đan Mạch được phép ngăn các nhà bảo vệ môi trường cản trở chuyến săn.

Tuy nhiên, chuyến săn vẫn được ủng hộ rộng rãi tại Faroe. Những người ủng hộ chỉ ra rằng cá heo đã nuôi sống người dân địa phương suốt nhiều thế kỷ. Họ cho rằng phương tiện truyền thông cũng như các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.

Mỗi năm, quần đảo Faroe thường giết khoảng 800 con cá voi hoa tiêu để lấy mỡ và thịt. Năm 2022, chính quyền đã giới hạn số lượng cá heo hông trắng Đại Tây Dương có thể giết mỗi năm xuống còn 500 con, sau khi đợt giết mổ lớn bất thường gồm hơn 1.400 con cá heo dẫn đến sự phản đối dữ dội, kể cả người dân địa phương. Cả hai loại cá voi hoa tiêu và cá heo hông trắng Đại Tây Dương đều không thuộc nhóm nguy cấp theo Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mòi dầu chết hàng loạt dạt vào bờ biển bang Texas của Mỹ

Cá mòi dầu chết hàng loạt dạt vào bờ biển bang Texas của Mỹ

Hàng nghìn con cá chết đã dạt vào bờ biển Texas (Mỹ) vào cuối tuần qua, khiến người dân và các nhà khoa học khó hiểu.

Đăng ngày: 13/06/2023
Có tất cả bao nhiêu xác tàu chìm dưới đại dương?

Có tất cả bao nhiêu xác tàu chìm dưới đại dương?

Theo một phân tích của UNESCO, có hơn 3 triệu tàu thuyền đang " yên nghỉ" dưới các đại dương trên thế giới chưa được phát hiện.

Đăng ngày: 13/06/2023
Tiêu bản cá voi xanh duy nhất trên thế giới

Tiêu bản cá voi xanh duy nhất trên thế giới

Các loài động vật biển như cá voi, cá heo hay các loài lưỡng cư rất khó làm tiêu bản. Toàn thế giới chỉ có duy nhất một mẫu của cá voi xanh tại Thụy Điển.

Đăng ngày: 12/06/2023
Trái đất có bao nhiêu đại dương?

Trái đất có bao nhiêu đại dương?

Trái đất có 1, 4 hay 5 đại dương? Tưởng chừng đây là câu hỏi quá đơn giản, nhưng câu trả lời vẫn chưa được giới khoa học thống nhất

Đăng ngày: 10/06/2023
Đình chỉ dự án thí nghiệm thính giác trên cá voi

Đình chỉ dự án thí nghiệm thính giác trên cá voi

Dự án nghiên cứu thính giác của cá voi bị đình chỉ sau khi một con cá voi mất mạng trong thời tiết xấu đêm hôm 2 - 3/6.

Đăng ngày: 09/06/2023
Bạn có biết: Đại dương nào

Bạn có biết: Đại dương nào "già" nhất thế giới?

Thái Bình Dương là đại dương lớn và sâu nhất thế giới, đồng thời cũng lâu đời nhất, chứa các mẫu đá có niên đại khoảng 200 triệu năm.

Đăng ngày: 09/06/2023
Cá sư tử xâm hại phá hủy vùng ven biển Brazil

Cá sư tử xâm hại phá hủy vùng ven biển Brazil

Với bản tính phàm ăn và khả năng thích nghi cao, cá sư tử đang trở thành thảm họa sinh thái tiềm ẩn đối với vùng ven biển Brazil.

Đăng ngày: 06/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News