Đại bàng vàng đối đầu cừu sừng lớn, bảo vệ lãnh thổ
Hình ảnh từ camera trên sa mạc Mojave cho thấy đại bàng vàng có thể đang tìm cách bảo vệ lãnh thổ khi bị cừu sừng lớn xâm phạm.
Đại bàng vàng dang rộng cánh ngăn cừu sừng lớn tiến đến. (Ảnh: USFWS)
Một trong những camera cảm biến chuyển động của Cơ quan cá và động vật hoang dã Mỹ (USFWS) chụp bức ảnh trong khu bảo tồn Desert National Wildlife Refuge ở Nevada, Newsweek hôm 27/7 đưa tin. Trong ảnh, đại bàng vàng dang rộng cánh và há to mỏ trước suối nước nhân tạo còn cừu sừng lớn nhìn chằm chằm nó.
Đây là dịp hiếm hoi cừu sừng lớn sa mạc đối mặt với kẻ thù. Đại bàng vàng thường sà xuống và giết cừu sừng lớn non. Tuy nhiên, ở lần tương tác này, tình thế có thể lật ngược. Hành vi của đại bàng vàng có thể mang tính tự vệ bởi chúng nổi tiếng là loài thích độc chiếm lãnh thổ. Ở đây, tư thế của con đại bàng tương tự như lúc đối mặt với đồng loại xâm phạm lãnh thổ.
Tuy quần thể đại bàng vàng hiện nay không bị đe dọa, việc cố ý gây hại cho chúng hoặc tổ và trứng là trái pháp luật theo Đạo luật bảo vệ đại bàng của Mỹ. Ước tính hơn 70% số lượng đại bàng vàng chết do tác động từ con người.
Cừu sừng lớn sinh sống khắp các dãy núi trên sa mạc của Mỹ. Theo Cơ quan Vườn quốc gia Mỹ, chúng thích nghi tốt với cuộc sống trên sa mạc, có thể chịu nhiệt độ cơ thể dao động tới vài độ, không giống như đa số động vật có vú. Chúng có thể nhịn khát tới vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Phân loài cừu sừng lớn sa mạc được cho là nhạy cảm trước nguy cơ tuyệt chủng, chủ yếu do hoạt động của con người như săn bắt hoặc cạnh tranh với gia súc. Vào thập niên 1960, quần thể cừu sừng lớn sa mạc đã giảm từ hàng chục nghìn xuống còn 6.700 - 8100 con.
Khu bảo tồn Desert National Wildlife Refuge đóng vai trò như môi trường sống nguyên vẹn lớn nhất dành cho cừu sừng lớn ở sa mạc Mojave, theo USFWS. Camera trên đường mòn có thể giúp hé lộ nhiều tương tác và hành vi độc đáo chưa từng thấy trước đây trong tự nhiên do động vật tự kích hoạt camera thông qua chuyển động.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
