Đánh bắt hải sản công nghiệp làm gia tăng lượng khí CO2

Một báo cáo mới đây đã chỉ ra một thực tế đáng lo ngại rằng quy trình đánh bắt hải sản công nghiệp đang tạo ra nhiều khí thải CO2 hơn hoạt động đi lại bằng máy bay.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, các hoạt động đánh bắt hải sản đã thải ra khoảng 1 tỷ tấn khí thải CO2 mỗi năm - cao hơn lượng khí thải mà hoạt động hàng không thải ra (trước đại dịch Covid – 19).

Đánh bắt hải sản công nghiệp, cụ thể là phương pháp kéo lưới dọc đáy biển, không chỉ góp phần vào khiến tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng mà còn gây tổn hại vô cùng lớn đến đa dạng sinh học đại dương.

“Hoạt động này tương đương với việc cày xới một khu rừng già, lặp đi lặp lại cho đến khi không còn gì cả”, tác giả báo cáo Enric Sala, một nhà sinh vật học biển, chỉ ra.

Đánh bắt công nghiệp cũng là một trong những phương pháp đánh bắt ít tốn kém nhất. Nhà nghiên cứu Sala cũng cho biết hầu hết các bãi săn đã bị đánh bắt nhiều lần, chỉ còn lại rất ít giá trị để đánh bắt.

Ông Eric Sala đang tìm kiếm những động lực có thể khiến ngành đánh bắt hải sản và các chính phủ từ bỏ phương pháp kéo lưới và hy vọng các phát hiện về chỉ số xả thải khí carbon có thể chỉ là một lời cảnh tỉnh.

Đánh bắt hải sản công nghiệp làm gia tăng lượng khí CO2
Một khi lưới của ngư dân được thả xuống biển, khí carbon sẽ được giải phóng trở lại nước.

Nghiên cứu của ông Sala và các cộng sự chia nhỏ toàn bộ đại dương thành các đơn vị 50 km vuông, đo lường mức mỗi đơn vị đóng góp vào đa dạng sinh học biển toàn cầu, nguồn cá và bảo vệ khí hậu, dựa trên một phân tích phức tạp về vị trí, nhiệt độ nước, độ mặn và sự phân bố của các loài, trong số các yếu tố khác.

Đồng thời, nghiên cứu này cũng theo dõi lượng khí thải CO2 mà mỗi đơn vị có khả năng hấp thụ.

Bằng cách lập bản đồ các đường cơ sở cho mỗi đơn vị đã chia trước đó, nghiên cứu có thể tính toán các tác động của việc tăng hoặc giảm hoạt động đánh bắt và các hoạt động khác của con người.

Mục tiêu chung là phát triển một bản đồ các vị trí đại dương, nếu được bảo vệ, sẽ mang lại lợi ích tối đa cho con người trong việc tăng trữ lượng cá, đa dạng sinh học và hấp thụ carbon đồng thời giảm thiểu thiệt hại về thu nhập cho ngành đánh bắt.

Bác bỏ quan điểm lâu nay rằng việc bảo vệ đại dương gây hại cho nghề đánh bắt cá, nghiên cứu cho thấy rằng các khu bảo tồn biển được bố trí nhằm ngăn việc đánh bắt quá mức sẽ thực sự thúc đẩy sản lượng sinh vật biển bằng cách hoạt động như các vườn ươm cá.

Theo kết quả nghiên cứu, việc bảo vệ đại dương có thể làm tăng sản lượng đánh bắt thuỷ sản toàn cầu hơn 8 triệu tấn mỗi năm, bất chấp những thách thức của việc đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu.

“Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt sẽ phải dừng lại”, ông Sala cho biết. Trong khi rừng ngập mặn, rừng tảo bẹ và đồng cỏ biển có khả năng hấp thụ carbon tốt, thì duới đáy đại dương là một bể chứa khí carbon lớn.

Một khi lưới của ngư dân được thả xuống biển, khí carbon sẽ được giải phóng trở lại nước. Lượng carbon dư thừa trong nước biến nó thành axit, gây hại cho sinh vật biển.

Tệ hơn nữa, thực trạng này cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ carbon trong khí quyển của đại dương: nếu nước biển bị bão hòa, nó sẽ không thể hấp thụ khí thải do con người gây ra, làm hạn chế một trong những “vũ khí” tốt nhất của con người trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

Bằng cách kết hợp dữ liệu công khai về hoạt động của các tàu đánh bắt trên toàn cầu với các đánh giá theo đơn vị về lượng carbon được lưu trữ trong các lớp trầm tích đại dương, nhà nghiên cứu Sala và nhóm của ông đã có thể tính toán lượng khí thải được tạo ra bởi phương pháp này ở cấp quốc gia.

Ví dụ, Liên minh châu Âu thải 274.718.086 tấn carbon vào đại dương mỗi năm, trong khi các đội tàu của Trung Quốc thải ra 769.294.185 tấn còn Mỹ thải ra 19.373.438 tấn.

Những đổi mới trong công nghệ như sản xuất năng lượng xanh và lưu trữ pin là rất quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Nhưng vẫn cần giảm lượng carbon trong khí quyển, và cho đến nay công nghệ vẫn chưa thể làm được điều đó với chi phí hợp lý và quy mô.

Ông Sala cho biết các đại dương đã hấp thụ carbon trong hàng nghìn năm. “Hầu hết mọi người vẫn xem đại dương là nạn nhân của biến đổi khí hậu. Điều mà mọi người không nhận ra là thiên nhiên là một phần của giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí hậu".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trái đất nóng lên có thể khiến cà phê biến mất

Trái đất nóng lên có thể khiến cà phê biến mất

Theo một bài báo đăng trên tạp chí Scientific Reports, biến đổi khí hậu do sự nóng lên toàn cầu sẽ làm cho nhiều khu vực thích hợp để gieo trồng loại cà phê đặc sản (Specialty coffee) biến mất.

Đăng ngày: 16/04/2021
Liên Hợp Quốc cảnh báo về ảnh hưởng từ hoạt động phun trào của núi lửa La Soufriere

Liên Hợp Quốc cảnh báo về ảnh hưởng từ hoạt động phun trào của núi lửa La Soufriere

LHQ cảnh báo cuộc khủng hoảng nhân đạo và kinh tế, ảnh hưởng từ hoạt động phun trào của núi lửa La Soufriere tại quốc đảo Saint Vincent sẽ còn kéo dài.

Đăng ngày: 16/04/2021
Miền Bắc đón không khí lạnh, nhiều nơi mưa rất to từ chiều tối nay

Miền Bắc đón không khí lạnh, nhiều nơi mưa rất to từ chiều tối nay

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hôm nay (16/4), ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén bởi không khí lạnh khiến Bắc Bộ có mưa, mưa rào rải rác.

Đăng ngày: 16/04/2021
Cô kỹ sư mở nhà máy tái chế rác nhựa thành gạch, thành phẩm nhẹ và bền chắc hơn gạch thường

Cô kỹ sư mở nhà máy tái chế rác nhựa thành gạch, thành phẩm nhẹ và bền chắc hơn gạch thường

Những viên gạch thường chắc chắn không " sống sót" được bài thử được thực hiện trong clip.

Đăng ngày: 15/04/2021
Miền Bắc sắp đón

Miền Bắc sắp đón "rét nàng Bân", nhiệt độ giảm mạnh

Theo dự báo, chiều tối ngày 16/4, một đợt không khí lạnh sẽ tràn xuống miền Bắc kéo nền nhiệt giảm khá mạnh khiến trời chuyển lạnh, vùng núi có nơi chuyển rét.

Đăng ngày: 15/04/2021
Đập thủy điện lớn thứ hai thế giới của Trung Quốc tàn phá môi trường thế nào?

Đập thủy điện lớn thứ hai thế giới của Trung Quốc tàn phá môi trường thế nào?

Dù mang lại lợi ích trong việc đảm bảo an ninh năng lượng nhưng tác động tiêu cực từ đập thủy điện Bạch Hạc Than của Trung Quốc cũng rất lớn.

Đăng ngày: 14/04/2021
Đã xác định được nguyên nhân gây ra

Đã xác định được nguyên nhân gây ra "hố tử thần" ở Hà Nội

Qua quá trình khảo sát địa chất, quan trắc..., Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã có đánh giá sơ bộ ban đầu về nguyên nhân gây ra " hố tử thần" ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

Đăng ngày: 14/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News