Đập thủy điện lớn thứ hai thế giới của Trung Quốc tàn phá môi trường thế nào?

Dù mang lại lợi ích trong việc đảm bảo an ninh năng lượng nhưng tác động tiêu cực từ đập thủy điện Bạch Hạc Than của Trung Quốc cũng rất lớn.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), hồ chứa đập thủy điện Bạch Hạc Than đã bắt đầu trữ nước từ hôm 6/4. Dự kiến, tổng công suất thủy điện của Bạch Hạc Than sẽ vào khoảng 16.000MW, tức 16 triệu Kilowatt (kW). Đây sẽ là đập thủy điện lớn thứ hai thế giới, sau đập Tam hiệp ở tỉnh Hồ Bắc cũng do Trung Quốc xây dựng.

Dự kiến, Bạch Hạc Than khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp đủ điện năng không chỉ cho các nhà máy, xí nghiệp và hộ dân xung quanh ba tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Trùng Khánh của Trung Quốc, mà còn đủ năng lượng để cung cấp cho người dân sống tại tỉnh Giang Tô nằm cách đập 2.000km về phía đông.

Dù Bạch Hạc Than mang lại nhiều lợi ích về đảm bao an ninh năng lượng cho Trung Quốc, cũng như giảm bớt khí thải carbon dioxide từ những nhà máy nhiệt điện của nước này, nhưng không vì thế mà dự án trên không mang lại những tiêu cực, nhất là về hệ sinh thái lẫn môi trường nơi con đập tọa lạc.

Đập thủy điện lớn thứ hai thế giới của Trung Quốc tàn phá môi trường thế nào?
Đập thủy điện Bạch Hạc Than.

Phát ngôn viên Wang Jing thuộc Tổ chức Bảo tồn và phát triển xanh đa dạng sinh học Trung Quốc cho biết, việc xây dựng đập Bạch Hạc Than nằm giữa hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên đã đe dọa đến môi trường sống của loài chim công xanh và cây phong trong khu vực này. Bởi cả hai loài động vật và thực vật trên vốn đang trong sách đỏ của Trung Quốc.

“Việc xây dựng đập thủy điện có thể gây tổn hại tới hệ sinh thái và tập tính của nhiều loài động vật, và việc xây dựng các dự án lớn này có liên quan đến lượng khí thải carbon khổng lồ. Chúng tôi lo ngại rằng một số địa phương sẽ tăng cường việc phát triển thủy điện, nhằm phục vụ cho mục tiêu của chính quyền trung ương về vấn đề giảm khí thải carbon dioxide”, ông Wang nói.

Nhà địa chất học Fan Xiao thuộc Cơ quan Khoáng sản địa chất tỉnh Tứ Xuyên cho biết, đập Bạch Hạc Than đã gây ra nhiều tác động tiêu cực cho hệ sinh thái ở thượng nguồn sông Dương Tử, nhất là đối với sự đa dạng sinh học về động vật thủy sinh trên con sông này.

“Những dự án đập thủy điện như vậy sẽ làm chậm dòng chảy của sông, làm giảm độ trong của nguồn nước và dẫn đến ‘sự hủy diệt’ môi trường sống của nhiều loài động vật thủy sinh, cũng như cản trở vòng tuần hoàn di cư sinh sản của các loài cá trên sông Dương Tử”, ông Fan Xiao nói.

Đập thủy điện lớn thứ hai thế giới của Trung Quốc tàn phá môi trường thế nào?
Đập thủy điện khiến nhiều loài cá tuyệt chủng. (Ảnh: SCMP)

Tờ SCMP dẫn tuyên bố của nhiều nhà khoa học Trung Quốc hồi năm 2019 cho biết, loài cá mái chèo của Trung Quốc, một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới và là loài bản địa trong hệ thống sông Dương Tử, đã tuyệt chủng.

Nguyên nhân loài này tuyệt chủng, ngoài bị đánh bắt vô tội vạ, sự ô nhiễm nguồn nước do các nhà máy xả chất thải, thì còn bởi các dự án thủy điện xây dọc theo sông Dương Tử đã chặn đường về với nơi sinh sản của loài cá này, vốn nằm ở vùng thượng nguồn con sông.

“Thủy điện là nguồn năng lượng sạch, nhưng chúng ta không thể lờ đi những tác động tiêu cực to lớn trong quá trình xây dựng đập, sự xói mòn địa chất và người dân sống trong khu vực gần đập thủy điện xây dựng phải di cư đến nơi khác”, nhà địa chất học Fan nói thêm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đã xác định được nguyên nhân gây ra

Đã xác định được nguyên nhân gây ra "hố tử thần" ở Hà Nội

Qua quá trình khảo sát địa chất, quan trắc..., Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã có đánh giá sơ bộ ban đầu về nguyên nhân gây ra " hố tử thần" ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

Đăng ngày: 14/04/2021
Mối lo về siêu dự án thủy điện của Trung Quốc

Mối lo về siêu dự án thủy điện của Trung Quốc

Giới chuyên gia cảnh báo kế hoạch xây siêu đập thủy điện của Trung Quốc trên dãy Himalaya có thể đe dọa hệ sinh thái và các nước láng giềng.

Đăng ngày: 13/04/2021
1/3 thềm băng Nam Cực sẽ sụp đổ khi toàn cầu nóng lên 4 độ C

1/3 thềm băng Nam Cực sẽ sụp đổ khi toàn cầu nóng lên 4 độ C

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Reading cho biết, việc hạn chế nhiệt độ tăng lên 2 độ C có thể giảm một nửa lượng băng ở khu vực có nguy cơ tan chảy và tránh được mực nước biển dâng cao.

Đăng ngày: 10/04/2021
Các nhà khoa học phát hiện

Các nhà khoa học phát hiện "tảo nở hoa" thải độc vào không khí

Các nhà khoa học lần đầu tìm thấy độc tố anatoxin-a trong mẫu không khí thu thập phía trên mặt hồ xảy ra hiện tượng tảo nở hoa ở Mỹ.

Đăng ngày: 06/04/2021
Bắc Bộ sắp có mưa dông trên diện rộng sau đợt nắng nóng

Bắc Bộ sắp có mưa dông trên diện rộng sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng đang diễn ra, Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh yếu, gây mưa rào và dông diện rộng, có thể xuất hiện mưa đá, dông, lốc mạnh.

Đăng ngày: 02/04/2021
Đám mây lạnh nhất thế giới xuất hiện trên Thái Bình Dương

Đám mây lạnh nhất thế giới xuất hiện trên Thái Bình Dương

Theo nghiên cứu mới được công bố, một đám mây dông hình thành trên Thái Bình Dương vào năm 2018 đã đạt đến nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận.

Đăng ngày: 31/03/2021
Nhựa làm từ bột gỗ phân hủy trong 3 tháng

Nhựa làm từ bột gỗ phân hủy trong 3 tháng

Khi chôn xuống đất, loại nhựa sinh học mới nứt vỡ trong 2 tuần, sau đó phân hủy nhanh hơn nhiều so với nhựa truyền thống.

Đăng ngày: 30/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News